Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Để Nâng Cao Khả Năng Có Thai

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là hiện tượng xảy ra ở cơ thể phụ nữ, và thường xảy ra ở giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường mỗi tháng buồng trứng sản sinh ra một trứng, khi trứng trưởng thành sẽ rụng và di chuyển tới ống dẫn trứng vào tử cung. Nếu trứng rụng gặp tinh trùng thì có thể thụ tinh, còn nếu trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì sẽ bị đào thải ra ngoài gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Mỗi người phụ nữ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, thông thường chu kỳ kinh nguyệt là từ 28-32 ngày, tuy nhiên cũng có những người có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn, vì vậy thời điểm rụng trứng của mỗi người cũng không giống nhau. Không chỉ phụ thuộc vào cơ thể từng người mà rụng trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hay sự thay đổi các thói quen hằng ngày.

RT.jpg 

Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng, cùng tham khảo một và dấu hiệu dưới đây:

- Thay đổi dịch âm đạo: Sau kỳ kinh nguyệt, âm đạo phụ nữ trở nên khô ráo sau đó lại trở nên ẩm ướt, thời điểm rụng trứng âm đạo ẩm ướt nhiều hơn so với ngày thường, âm đạo tiết dịch trắng đặc như lòng trắng trứng và dai, dính vào nhau. Khi rụng trứng là thời điểm dịch đặc nhất rồi sau đó loãng dần và âm đạo trở lại khô ráo.

-Nhiệt độ cơ thể thay đổi : Thời điểm rụng trứng nhiệt độ cơ thể cao hơn so với nhiệt độ cơ thể lúc bình thường khoảng 0,3-0,5 độ

-Ngực căng tức, nhạy cảm: Khi rụng trứng, nội tiết tố bên trong cơ thể gia tăng khiến ngực trở nên căng tức, nhạy cảm hơ

-Đau bụng dưới: Nhiều người có dấu hiệu đau bụng dưới vào những ngày rụng trứng, cơn đau thường xảy ra ở bên phải hoặc bên trái của bụng dưới, tùy trứng rụng ở buồng trứng bên nào. Cơn đau có thể chỉ là đau nhói hoặc kéo dài trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, vào thời điểm rụng trứng cơ thể phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone progesterone làm ham muốn tình dục tăng cao. Nhiều phụ nữ thấy xuất hiện những đốm máu nhỏ màu nâu, kèm với dịch nhầy âm đạo.

Để biết về thời điểm rụng trứng ngoài các dấu hiệu trên đây các mẹ có thể sử dụng các loại que thử rụng trứng tuy nhiên độ chính xác của que thử rụng trứng không phải là 100%, có rất nhiều trường hợp que thử rụng trứng mà cho kết quả sai.

Xác định đúng thời điểm trứng rụng giúp nâng cao khả năng thụ thai, chúc các mẹ thành công!

Xử Lý Thế Nào Với Bé Hay Bị Nôn Trớ?

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ thường bị nôn trớ khi ăn quá nhiều hoặc trẻ hoạt động quá mạnh sau khi ăn, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bé hay bị nôn trớ là do nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân bé hay bị nôn trớ

Đối với những trẻ nôn trớ thông thường là do bố mẹ ép con ăn quá nhiều, bú quá no hoặc nằm sấp sau khi ăn no. Vì dạ dày của trẻ rất nhỏ không thể chứa được quá nhiều thức ăn, trong khi cha mẹ quá kỳ vọng vào việc con ăn nhiều để mau lớn mà không để ý tới việc giới hạn ăn uống của con khiến cơ thể con không thể nạp thêm thức ăn mà ngược lại còn làm con nôn hết thức ăn ra ngoài. Trường hợp này việc nôn trớ không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé tuy nhiên việc nôn trớ do ép con ăn sẽ khiến bé luôn thấy căng thẳng khi tới bữa ăn, lâu dần làm bé chán ăn và có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé

Nếu như trẻ nôn nhiều và có nhiều biểu hiện khác thường như sốt, co giật, đau bụng... cần đưa bé đi khám vì đây thường là biểu hiện của bệnh lý, nôn chớ thường liên quan tới những bệnh về tiêu hóa, hô  hấp...


Cách xử lý khi bé bị nôn trớ

Khi bé nôn trớ bố mẹ cần bình tĩnh để xử lý nôn trớ. Bé nôn trớ khi đang ăn bố mẹ cần dừng việc cho bé ăn lại, đối với trẻ nôn trớ bình thường liên quan tới ăn uống bố mẹ cần điều chỉnh lại cách ăn cho phù hợp với cơ thể của con. Không nên ép con ăn quá nhiều mà nên để con ăn theo nhu cầu của cơ thể, nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Đối với những trẻ sơ sinh đang bú mẹ không nên cho con bú rồi đặt con nằm luôn.

Khi bé nôn trớ liên tục bố mẹ cần cho con uống nhiêu nước hoặc oresol để bù lại lượng nước đã mất khi con nôn, không nên ép con ăn vì khi này cơ thể con còn mệt nếu ép con ăn con càng quấy khóc và càng nôn trớ nhiều hơn, sau đó theo dõi nếu con tiếp tiếp tục nôn hoặc có biểu hiệu khác thường của cơ thể các mẹ cần đưa con đến cơ sở gần nhất để chữa trị kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bị Dư Ối Uống Nước Râu Ngô Có Tốt Không ?

[​IMG]
Nước ối là môi trường bao bọc xung quanh để bảo vệ thai nhi khỏi mọi va chạm và viêm nhiễm từ môi trường bên ngoài. Nước ối cũng là môi trường cung cấp oxy giúp cho phổi thai nhi phát triển. Dư nước ối là khi mẹ bầu có quá nhiều nước ối trong tử cung. Theo các bác sĩ, bình thường lượng nước ối khoảng 300 - 800ml, từ 800 -1500ml gọi là dư ối. Đa ối khi lượng nước ối vượt quá trên 2000ml (con số này ít có ý nghĩa vì trên thực tế lâm sàng không thể ước lượng chính xác được lượng nước ối.

Trong thời gian mang thai không ít mẹ trải qua những lo lắng về dư ối và tự hỏi rằng nếu Thai bị nhiều ối phải làm sao?

Nhiều tài liệu cho rằng bị dư ối uống nước râu ngô sẽ làm giảm lượng nước ối dư thừa vì râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, giúp giảm lượng nước ối. Tuy nhiên mọi thứ đều có giới hạn và nếu bạn uống quá nhiều nước râu ngô sẽ không tốt cho lượng nước ối của bạn, có thể gây cạn ối.
Ngoài ra tại topic Bầu bì 6 tháng, bị hơi nhiều ối và topic 32 tuần bị dư ối nhiều mẹ chia sẻ rằng nước mía, nước dừa hoặc các thực phẩm lợi tiểu cũng có thể làm giảm nước ối.

Thời kì mang thai ở phụ nữ là giai đoạn rất mẫn cảm, vì vậy các thực phẩm hoặc đồ uống mà thai phụ sử dụng đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cho dù đó là những loại thực phẩm cực kì dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai nhưng các bà bầu chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải, theo đúng hướng dẫn. Trong trường hợp chưa rõ về tác động của nó đến sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các phương pháp dân gian.

Bài viết trên đây thể hiện quan điểm của tác giả chứ không phải là cách điều trị chính thức của bác sĩ. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ, bạn hãy tới gặp bác sĩ của bạn.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Mang Thai Ăn Ớt Có Tốt Không?

Ớt là một trong những loại gia vị phổ biến trong các món ăn của người Việt. Ớt chứa nhiều vitamin và các chất giúp cơ thể phòng tránh một số bệnh đồng thời giúp ăn ngon miệng tuy nhiên ớt cũng được biết đến là thực phẩm cay, nóng dễ sinh nhiệt cho cơ thể. Trong thời gian thai nghén nhiều mẹ bầu thèm ăn ớt cay, vậy mang thai ăn ớt có tốt hay không?

[​IMG]
Tại topic thèm ăn ớt khi mang thai nhiều mẹ cho rằng ăn nhiều đồ cay sẽ khiến con cái trở nên nóng tính và khuyên mẹ bầu nếu thèm ăn ớt quá thì nên bỏ hạt ớt. Hay ở topic mang thai tuần 6 mà lại thèm ớt cay và ăn mặn nhiều mẹ cho rằng ăn cay nhiều con sẽ bị nóng trong và ảnh hưởng tới hệ thần kinh của con.

Theo nhiều tài liệu, ăn cay trong thời gian mang thai làm chứng ốm nghén trở nên trầm trọng và gây hại cho hệ thần kinh cho bé vì đồ cay chứ nhiều chất gây tê làm tê liệt thần kinh thai nhi, khiến bé phát triển không bình thường thậm chí dị tật ở hệ thần kinh.

Ngoài ra ăn ớt khi mang thai còn khiến mẹ bầu dễ bị ợ chua, đầy hơi, dạ dày hoạt động kém hiệu quả.

Khi mang thai là khi cơ thể mẹ rất nhạy cảm, vì vậy các mẹ cần tìm hiểu kỹ và nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ khi có những khác thường trong cơ thể. Chúc các mẹ vượt cạn thành công

Bài viết trên đây thể hiện quan điểm của tác giả chứ không phải là cách điều trị chính thức của bác sĩ. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về sức khoẻ, bạn hãy tới gặp bác sĩ của bạn.
 

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Các Nguyên Tắc Giúp Bảo Vệ Trẻ An Toàn Trong Thời Tiết Giá Lạnh


Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp đột ngột, trẻ cần được chú ý nhiều hơn để giữ ấm, đảm bảo an toàn và khoẻ mạnh.

Trẻ nhỏ thường ít khi nhận ra rằng chúng đang bị lạnh và khả năng tự giữ ấm của cơ thể trẻ cũng rất hạn chế do vóc dáng nhỏ bé. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ trong những ngày thời tiết giá lạnh, hãy tuân thủ những quy tắc sau:

Mặc nhiều lớp áo

Hãy cho trẻ mặc nhiều lớp áo và cần nhiều hơn của người lớn ít nhất là 1 lớp áo.
Luôn đảm bảo đầu, cổ và tay trẻ được che kín.
[​IMG]
thời tiết lạnh giá
Chú ý độ an toàn của quần áo

Khăn quàng cổ, dây mũ có thể là thủ phạm làm trẻ nhỏ nghẹt thở vì vậy cần lựa chọn trang phục không dây mũ và không phải dùng khăn quàng nhưng vẫn che kín vùng cổ, đầu.

Luôn để mắt đến trẻ
Gọi trẻ vào nhà ngay nếu thấy chúng bị ướt hoặc có biểu hiện lạnh khi trẻ chơi ngoài trời.
Luôn phải để mắt và kiểm tra liên tục bởi trẻ rất thích chơi ngoài trời dù bị ướt hay lạnh cóng.

Cài đặt hệ thống báo động

Khi thời tiết quá lạnh, các thiết bị sưởi sẽ được đưa vào sử dụng tối đa. Kéo theo đó là nguy cơ khói hay quá nhiều khí cacbon – monoxide. Do đó, để tránh nguy cơ bị ngạt do lượng khí độc tăng cao, cần lắp đặt hệ thống báo động.

Phòng ngừa chảy máu cam

Nếu trẻ có tiền sử bị chảy máu cam do quá lạnh thì cần cho trẻ ở trong phòng có máy tạo ẩm. Nhỏ nước muối cũng được xem là cách giúp giữ ẩm cho mũi hiệu quả.

Tránh để trẻ mất nước

Nếu mùa hè, nước trong cơ thể bị hao hụt qua mồ hôi thì mùa đông, trẻ có thể bị mất nước qua hơi thở.
Do đó, cần cho trẻ uống nước thường xuyên và lưu ý là nước phải ấm.

Chú ý các dấu hiệu nguy hiểm

Các dấu hiệu khi bị tê cóng là da ngón tay, tai, mũi và ngón chân trở nên tái, xám hoặc phồng rộp. Nếu bạn nghĩ con mình đang bị tê cóng vì lạnh thì hãy ngâm chân tay vào nước ấm (lưu ý là không được dùng nước nóng).
Còn khi thấy trẻ nói lắp, run rẩy và hành vi vụng về thì cần đưa đi viện ngay lập tức. Bởi đó là dấu hiệu của hạ thân nhiệt quá mức.

Nguồn: Dân Trí

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Tắm Sai Cách Trong Mùa Đông, Con Viêm Phế Quản

Mùa đông có nhiệt độ thấp, phụ huynh phải lưu ý việc tắm cho trẻ làm sao để giữ sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh.

Những ngày trời chuyển rét sâu, rét đậm, rét hại cũng là lúc phụ huynh lo ngay ngáy vấn đề sức khỏe của trẻ. Bởi chỉ cần một chút lơ là, trẻ có thể nhập viện do viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm...nguyên nhân xuất phát từ cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi nhiệt độ. Mặt khác, cơ địa của trẻ mà đặc biệt là hệ miễn dịch còn yếu.

Chị Phượng (Quan Nhân, Hà Nội) chưa hết mệt mỏi sau mấy đêm trông con trong bệnh viện. Gia đình chị vẫn giữ thói quen tắm hàng ngày cho con dù trời lạnh. Ngày thứ 5, nhiệt độ xuống còn 10 độ C, chị tắm cho con nhưng bé thích nằm trong chậu nước vùng vẫy vì nước ấm nên kéo dài hơn 15 phút so với thường lệ. Trước đây chị quan tâm đến gió lùa có thể khiến trẻ nhiễm lạnh nhưng do thông gió bị hỏng nên phòng tắm càng lạnh hơn.

"Tôi cứ nghĩ là không sao vì cháu quen với việc tắm nhưng sau khi tắm xong bé lại chạy ngay sang nhà hàng xóm chơi, không quàng khăn, mặc áo ấm chỉ mặc áo len mỏng. Tối hôm đó, bé sốt cao gần 40 độ C, hạ sốt xong lại tiếp tục sốt. Cả đêm cứ lặp đi lặp lại như vậy, sáng dậy cả hai vợ chồng vội gọi xe đưa con đi vào viện mới biết bé bị viêm phổi", chị Phượng cho biết.

Ngày cuối tuần đi sinh nhật người bạn về muộn, vợ chồng anh Đức (Mỹ Đình, Hà Nội) tắm cho con lúc 22h. Thường vào giờ đó bé đã đi ngủ nhưng do 3-4 ngày chưa tắm nên vợ chồng anh Đức đành phải chấp nhận dù biết có thể bé bị lạnh. 

Theo lời anh Đức, khi bắt đầu dội nước ấm vào người, bé kêu lạnh nhưng sau đó rất thích thú vẫy vùng trong bồn tắm nước nóng. Vợ chồng anh Đức chỉ muốn cho bé tắm 5-10 phút để thay quần áo nhưng bé lại muốn tắm lâu hơn.

"Có lẽ do tắm muộn quá mà sáng hôm sau con nhà tôi bị viêm họng, sưng amidan, người ngây ngấy sốt phải đưa đi khám bác sĩ và dùng thuốc điều trị. Đến nay viêm họng đã đỡ nhưng vẫn còn mệt. Mấy hôm rồi bé không chơi đùa cùng ai chỉ nằm trên giường", anh Đức nói.

[​IMG]

Tắm sao cho đúng?

Trao đổi với chúng tôi bác sĩ Nguyễn Nam (Chuyên khoa Sức khỏe Nhi) cho hay, việc tắm quá nhiều trong mùa đông là không nên nhưng cũng không có nghĩa là 1-2 tuần mới tắm cho trẻ một lần. "Căn cứ vào tình hình sức khỏe, thể trạng của bé để có thời gian tắm hợp lý. Có thể 2-3 ngày tắm cho trẻ một lần không cần và cũng không nên tắm nhiều lần trong tuần hay tắm hàng ngày", bác sĩ nói.

Nếu lo sợ trẻ ốm mà không tắm trong nhiều ngày sẽ rất nguy hiểm. Bởi quá trình mặc quần áo có thể ra mồ hôi, các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Nếu kéo dài thời gian không tắm, chúng sẽ sinh sôi, gây bệnh ngoài da hoặc các căn bệnh khác.

"Mùa đông trời lạnh nên phải chú ý tắm cho bé nhanh hơn, không dầm nước lâu. Thời gian tắm cho bé khoảng 10h-10h30' sáng hoặc 14-15h chiều. Không tắm cho bé sau 16h chiều hoặc tối. Vì đây là thời điểm mà nhiệt độ bắt đầu hạ thấp. Phụ huynh phải tắm cho bé nước ấm, tuy nhiên không nóng quá có thể ảnh hưởng đến làn da bé. Có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng cùi tay hoặc con vịt nhựa", bác sĩ Nam nói.

Mức nhiệt độ nước tắm của bé khoản 33 độ C đến 35 độ C. Khi kiểm tra mức nhiệt phải ở mức ấm với người lớn vì có thể là như vậy đã hơi nóng với trẻ. Trước khi tắm phải chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm, để tắm song sẽ lau khô cơ thể ngay. Tránh tình trạng sau khi tắm, phụ huynh mới lục đục đi tìm quần áo có thể khiến trẻ nhiễm lạnh.

Nơi tắm cho trẻ phải kín gió, đóng cửa ấm áp, không có gió lùa. Mặt khác, thời gian tắm chỉ nên kéo dài không quá 7 phút. Khi tắm, phụ huynh phải rửa mặt, mũi cho trẻ đầu tiên. Bởi nếu bạn tắm các bộ phận khác rồi mới vệ sinh mắt, mũi có thể bị nước bẩn bám vào gây bệnh đau mắt, viêm mũi. 

Dùng khăn mềm để tắm cho trẻ, tránh khăn xô cứng có thể gây hại làn da. Không để nước hắt vào mắt trẻ và mua loại mũ chuyên dụng gội đầu có vành để nước không làm mắt trẻ bị đỏ. Sau khi tắm phải vệ sinh tai bằng bông chuyên dụng.

Sau khi tắm xong, bạn phải ôm trẻ một lúc để lấy lại mức nhiệt và quấn chăn một chút hoặc để trẻ ngồi trong phòng kín 15-20 phút rồi mới đi ra ngoài.

(Theo Công luận)

NGuồn : Vietnamnet

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dạy Con Gái Giữ Mình Hiệu Quả

Những bậc cha mẹ trò chuyện với con tuổi teen về an toàn tình dục thường mang lại ảnh hưởng tích cực, đặc biệt với các bé gái, một nghiên cứu nhận định.

Các nhà khoa học từ Đại học bang North Carolina đã lật lại 52 công trình nghiên cứu trước kia về chủ đề này trong 30 năm qua, thực hiện trên hơn 25.000 thanh thiếu niên. Phân tích cho thấy những cuộc nói chuyện với con về chủ đề tình dục có ảnh hưởng đáng kể đến việc tạo lập hành vi sex an toàn ở lứa tuổi này, làm tăng khả năng trẻ sử dụng bao cao su, giảm phá thai. Tác động này mạnh hơn cả đối với các bé gái, khi trò chuyện với mẹ.

[​IMG]
Ảnh: gazettereview.com.

Đây là lời khuyên của các chuyên gia về điều cha mẹ Nên và Không nên khi đề cập đến chủ đề này với con tuổi teen.

Nên bắt đầu trò chuyện sớm

Trẻ có thể bắt đầu tò mò hỏi từ năm 6-7 tuổi, khi chúng nghe, nhìn trên tivi, internet, từ trường học... hãy trả lời câu hỏi của trẻ, nhưng một cách phù hợp với lứa tuổi. Nếu bạn nói với trẻ chủ đề này từ khi trẻ còn nhỏ, thì khi chúng lớn lên, nó không trở thành chủ đề cấm kỵ hoặc khó nói nữa.

Đừng đợi đến khi con 13 tuổi hay mang thai mới bắt đầu nói chuyện. Cha mẹ cũng yên tâm rằng việc trò chuyện về tình dục không khiến trẻ muốn quan hệ sớm. Có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ điều đó.

Nên cập nhật kiến thức của bạn

Trẻ bây giờ có rất nhiều cơ hội hiểu biết, có nhiều loại dụng cụ, phương thức tránh thai mà có thể cha mẹ cũng không biết. Cần tìm hiểu kỹ trước khi trò chuyện với trẻ. Giúp trẻ hiểu tình dục lành mạnh là thế nào.

Nên chia sẻ quan điểm của bạn

Đừng ngại ngần chia sẻ với trẻ niềm tin, quan điểm của bạn. Nhưng hãy để trẻ tự ra quyết định cho cá nhân mình.

Nên trò chuyện thường xuyên

Không phải chỉ một cuộc nói chuyện duy nhất - hãy làm liên tục, theo thời gian. Để trẻ hiểu cách sống lành mạnh là như thế nào, đưa ra các lựa chọn tốt cho sức khỏe.

Không nên ngại ngần

Nếu bạn không thấy ngại, thì trẻ cũng không cảm thấy việc trò chuyện thẳng thắn về nó có gì đáng xấu hổ. Và cha mẹ là một nguồn thông tin chính mà trẻ tiếp cận, vì vậy điều quan trọng là cởi mở liên tục về nó.

Không nên đánh giá hoặc trừng phạt

Đừng chặt đứt cuộc nói chuyện bằng các câu như "Nếu con làm như thế, hãy ra khỏi nhà ngay".

Nếu có chuyện gì đó xảy ra - mang thai ngoài ý muốn hoặc bị cưỡng dâm - trẻ tuổi teen cần biết chúng có thể kể lại với cha mẹ và nhờ trợ giúp.

Bạn có thể nói với con rằng bạn lo lắng về sự an toàn của con, rằng tình huống nào dễ đẩy con vào nguy hiểm (ví dụ uống say ở bữa tiệc, đi tối một mình...).

Đừng bao giờ chất vấn trẻ bằng những câu hỏi kiểu: "Con quan hệ tình dục rồi à? Con có dùng bao cao su không?". Thay vào đó, hãy hỏi "Con có biết có thể mua bao cao su hay thuốc tránh thai ở đâu không?".

Không nên chia sẻ quá nhiều

Trẻ không muốn biết về "chuyện ấy" của bố mẹ, hoặc chuyện đã xảy ra khi bố mẹ ở tuổi teen. Đây là vấn đề của cá nhân. Thay vì thế, nếu bạn muốn bắt đầu câu chuyện, hãy đề cập đến một bài báo hoặc một điều gì đó bạn đang xem trên tivi.

Thuận An (theo CBS)

NGuon : Vnexpress

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Những Yếu Tố “kỳ Lạ” Quyết Định Chiều Cao Con

Những bé sinh ra từ tháng Mười đến tháng Tư thường cao hơn so với những em bé sinh tháng Năm đến tháng Chín.

Từ khi phong trào nuôi con không tính cân tính lạng được các bà mẹ Việt hiện đại nhiệt liệt ủng hộ thì chiều cao của trẻ trở thành chỉ số được nhiều chị em quan tâm. Có con cao lớn vượt trội luôn là niềm mong mỏi của rất nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, không chỉ có chuyện ăn uống hay gen di truyền ảnh hưởng đến chỉ số này mà trên thực tế, một em bé cao thay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố “kỳ lạ” khác.

Mùa sinh ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Trường đại học Ba Lan đã tiến hành điều tra 1.148 trẻ em về ngày sinh,chiều cao, cân nặng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa mùa và tình trạng thể chất, tinh thần trong tương lai của trẻ sơ sinh. Sau nhiều năm, điều tra cho thấy những em bé sinh ra trong tháng Mười đến tháng Tư thường cao hơn so với những em bé sinh tháng Năm đến tháng Chín từ 2-3 cm, trọng lượng cũng nặng hơn 2-3 kg.
Theo giải thích của giáo sư Krenz, phát hiện này có liên quan tới việc hấp thụ vitamin D của người mẹ khi mang thai. Người mẹ mang thai vào tháng 11 đến tháng 2 (sinh con mùa hè) thường hấp thụ ít vitamin D hơn các bà mẹ mang thai mùa hè (sinh con mùa đông). Chính sự hấp thụ vitamin D khác nhau này đã ảnh hưởng đến sự khác biệt của các tế bào phôi thai, khiến chiều cao trẻ sơ sinh khi mới chào đời có sự khác biệt.

Cha mẹ hay cãi nhau, con cái sẽ tăng chiều cao chậm

Trong thực tế, lớn lên trong một môi trường thiếu tình cảm gia đình và sự ấm áp của tình mẫu tử cũng có thể khiến trẻ phát triển chiều cao kém hơn so với trẻ đồng lứa. Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nghiên cứu viên của Bệnh viện Zhongda, thuộc trường Đại học Đông Nam, Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ bị thiếu đi tình yêu của cha mẹ, đặc biệt là sự chăm sóc của mẹ bị tác động xấu tới chiều cao. Những gia đình thường xuyên cãi cọ khiến cho trẻ phải sống trong âm thanh của cuộc cãi vã, kết quả là sự tăng trưởng chiều cao của trẻ bị thấp hơn một vài cm so với những đứa trẻ bình thường khác.

[​IMG]
Cha mẹ cãi nhau cũng khiến con thấp lùn (ảnh minh họa)

Trẻ ngủ sớm sẽ cao hơn các bạn

Trên thực tế, trẻ lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ. Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ.
Các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi trẻ đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để đi vào giấc ngủ sâu, trẻ sẽ cần 2 tiếng “khởi động”. Ví dụ, mẹ cho bé ngủ lúc 8h tối thì đến 10h trẻ mới thực sự đi vào giấc ngủ sâu – giai đoạn các hocmone kích thích sinh trưởng hoạt động mạnh.
Để đảm bảo con phát triển chiều cao tốt, mẹ cần lưu ý thiết lập thói quen ngủ sớm cho con. Trẻ sơ sinh cần ngủ ít nhất 20 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 2-6 tháng tuổi cần 15-18 giờ ngủ, từ 6-18 tháng cần 13-15 giờ ngủ và trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ trong vòng 12-13 tiếng.

Trẻ hay tiêu chảy sẽ dễ thấp lùn

Nếu mẹ để bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay giun sán.. trong một thời gian dài cũng sẽ khiến con không phát triển chiều cao như ý. Theo kết quả khảo sát trên 119 trẻ em trong 2 năm đầu đời, nếu trẻ bị 7 đợt tiêu chảy thì đến lúc 7 tuổi trẻ sẽ thấp hơn 3,6 cm so với các bạn cùng tuổi không nhiễm bệnh. Tương tự, trẻ bị nhiễm giun đường ruột sẽ thấp hơn 4,6cm. Mức độ ảnh hưởng càng lớn hơn ở những trẻ gặp cả hai vấn đề này.
Khi bị nhiễm trùng đường ruột trẻ có nguy cơ mất protein qua đường ruột, giảm hấp thu dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Năng lượng để phát triển chiều cao sẽ bị dùng vào việc chống lại dịch bệnh, gây “hạn chế” chiều cao”. Điều đáng nói là ngay cả khi được bổ sung dưỡng chất, tốc độ tăng trưởng cũng không thể phục hồi hoàn toàn.
Do vậy, giải pháp tốt nhất trong tình huống này là mẹ cần giữ gìn về sinh sạch sẽ cho bé, đảm bảo an toàn thực phẩm và không đổi quá nhiều loại sữa đối với trẻ sơ sinh bú sữa công thức.

Chiều cao của trẻ khi lớn sẽ bằng chiều cao lúc 2 tuổi nhân 2

Chiều cao của một đứa trẻ khi 2 tuổi có thể giúp dự đoán chiều cao sau này của bé. Nhân đôi chiều cao này ta sẽ ra chiều cao của con khi bé trưởng thành. Đối với bé trai, con số này có thể cao hơn một chút và với bé gái sẽ thấp hơn một chút. Lý giải cho thông tin thú vị này là bởi hầu hết trẻ em 2 tuổi đã đạt mức tăng trưởng bằng một nửa so với khi lớn theo biểu đồ tăng trưởng chung. Sau 2 tuổi, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 2cm mỗi năm cho đến tuổi dậy thì. Trong tuổi dậy thì các bé sẽ phát triển mạnh mẽ và thường hết năm lớp 9,10 sẽ kết thúc tăng trưởng chiều cao.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó khi bé lớn, mẹ cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo con được phát triển đúng và đủ.

Nguồn : Vietnamnet

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Dạy Con Cách Phòng Tránh Xâm Hại

Cha mẹ nào không lo lắng khi con mình một mình ra đường??? Ai không thót tim khi con bước chân đi và thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy bóng dáng con từ xa an toàn và vui vẻ trở về? Ai là người không giật mình khi đọc những tin tức giật gân trên mạng, trên báo chí? Vậy làm sao để con an toàn.
Vâng, việc đơn giản nhất là dạy con tự vệ. Có vô khối cách được các mẹ đưa ra: - Cho con đi học võ ạ. - Dạy con cắn vào tay kẻ nào chạm vào mình. - Dạy con ko tiếp xúc với người lạ. - Dạy con..... Sau đây, tôi sẽ liệt kê ra một số những kiến thức trẻ cần biết để phòng tránh xâm hại.

1. Các bé cần học về những vùng cấm trên cơ thể.

Cha mẹ có thể mua cho con đồ lót vừa người và dặn con. Khu vực cơ thể bên trong đồ lót là khu vực CẤM ĐỊA. Tuyệt đối con không được cho ai động vào khu vực này, trừ khi con bị bệnh và cha mẹ đưa con đi bác sĩ để khám.

[​IMG]

2. Các bé cần được biết cách ứng xử lịch sự và có khoảng cách. 

Cha mẹ có thể dạy con quy tắc 3 vòng tròn như sau. Bên trong vòng màu xanh ở chính giữa có bố mẹ đẻ. Đó là những người chăm sóc dạy dỗ con, nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể của con, trừ khu vực đồ lót. Phần giữa vòng mầu xanh và vàng là khu vực của người nhà, đó là ông bà, anh chị em…. Những người đó chỉ được cầm tay con, hạn chế tối đa động vào khu vực khác. Giữa vòng vàng và đỏ là những người quen (hàng xóm, bạn bố mẹ….) con chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu. Còn tuyệt đối không cho họ động vào các phần khác của cơ thể. Bên ngoài vòng mầu đỏ là người lạ. Tuyệt đối xua tay nếu họ đến quá gần, nếu cần thì chạy trốn.

3. Các bé cần học cách ứng xử phù hợp với người lạ.

Các cha mẹ cần dạy con không mở cửa cho khách khi bố mẹ không có nhà. Lịch sự trả lời khách rồi rút về phòng riêng. Nếu đi trên đường mà có người rủ rê con thì tuyệt đối không đi theo. Nếu họ đi theo con thì con nên chạy đến chỗ chú công an và nhờ chú đưa con về nhà. Nếu không có chú công an ở gần đó thì chạy lại phía các bà phụ nữ già nhất. Cần thiết thì đưa bà qua đường. Kẻ gian (nếu có) sẽ nghĩ là con gặp người thân và bỏ đi.

[​IMG]

4. Con cần học cách xử lý khi bị người khác động vào phần kín: 

Thực tế chứng minh là rất nhiều người lớn coi việc động chạm vào các bộ phận của cơ thể trẻ con là bày tỏ tình cảm. Nhiều người véo, cấu, sờ mó vào các bộ phận kín của trẻ một cách công khai và thản nhiên. Trong trường hợp đó, các con nên hét váng lên thật to để bày tỏ sự không hài lòng. Dù người quen hay người lạ, khi nghe con hét lên họ cũng hoảng sợ và rụt tay lại ngay. Sau đó con nói với họ thật cương quyết: Con không thích bị sờ vào người, cô/chú/bác/ông/bà còn làm thế, con sẽ mách công an.

5. Các bé cũng cần học cách xử trí trong trường hợp đang ở trên xe bus, bị ai đó áp sát để sờ soạn.

Nếu con đang đi xe bus mà có người cứ tìm cách áp sát con, hoặc sờ mó, con rất cần phải hét thật to: Anh/chú làm gì thế? Đừng có động vào người cháu. Trên xe bus, mọi người sẽ bênh vực con nếu con phản ứng rõ ràng và quyết liệt. Nếu con im lặng, chắc chắn họ sẽ bám theo và tiếp tục hại con.

6. Các bé cần biết cách thoát thân khi bị kẻ gian tóm chặt.

Các bé hô lớn là “cháy nhà”. Câu hô này sẽ khiến những người xung quanh (nếu có) lao ra ngoài để xem. Kẻ gian nghe thấy giật mình sợ hãi nên có thể giật tay ra và chạy thật nhanh. Các bé cũng có thể đạp thật mạnh vào vùng chính giữa của bụng kẻ gian. Khu vực đó là khu vực có nhiều dây thần kinh, sẽ làm kẻ gian đau đến choáng váng. Như vậy, việc thoát ra sẽ dễ dàng hơn nhiều rồi.

TS Vũ Thu HƯơng

NGuồn : Sức khỏe đời sống