Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Bà Bầu Nên Ăn Gì Vào Cuối Thai Kỳ Để Dễ Sinh Con?

Việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn cuối thai kỳ hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu, thúc đẩy sự phát triển của bé mà còn giúp cơ thể mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.

Dưới đây là 6 thực phẩm mẹ nên bổ sung vào những tuần cuối của thai kỳ:

Bí đao

[​IMG] 
Nhiều bà bầu bị chứng ợ nóng ở cuối thai kỳ. Điều này xảy ra bởi khi mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày, khi đó các van không đóng mở đúng cách và axit trong dạ dày có thể tràn ra ngoài khiến mẹ bầu hay bị ợ nóng hơn. Chứng ợ nóng có thể xảy ra với mẹ bất cứ lúc nào từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi nhưng ở giai đoạn cuối thai kỳ nó phổ biến hơn và trầm trọng hơn. Hơn nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ cũng lớn hơn, đặt áp lực nhiều hơn lên dạ dày khiến tình trạng bệnh thêm nặng. 

Các mẹ có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tránh dùng các loại thực phẩm chiên nhiều dầu, mỡ và nhiều gia vị, bởi chúng sẽ làm cho chứng ợ nóng của mẹ trầm trọng và khó chịu hơn. Mẹ nên dùng các thực phẩm giàu chất xơ như các loại bí chẳng hạn. Bí ngô hay bí đao đều là lựa chọn tốt cho các mẹ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ. 

Cá hồi

Vào những tuần cuối thai kỳ, bé vẫn cần hấp thụ DHA (một loại axit béo omega-3) từ chế độ ăn uống của mẹ, giúp bé phát triển não bộ của mình. Và cá hồi là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời cho mẹ. Trong 100 gram cá hồi sẽ cho tới 1,46 gram DHA. Mẹ chú ý, cần lựa chọn cá hồi có nguồn gốc rõ ràng từ những siêu thị/nguồn cung uy tín để tránh việc cá hồi nhiễm các chất độc hại, ô nhiễm từ môi trường sống. 

Sữa chua có bổ sung Vitamin D

Sữa chua cóbổ sung vitamin Dcũng là lựa chọn tốt cho các mẹ trong những tuần cuối của thai kỳ. Các loại sữa chua có chứa canxi và vitamin D giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, lượng canxi bé cần để xây dựng hệ xương cho cơ thể sẽ tăng lên đáng kể. Trung bình trong một hộp sữa chua 100g có chứa khoảng 110mg canxi. Bên cạnh đóng vai trò cung cấp canxi cho cơ thể, sữa chua còn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Vitamin D trong sữa chua cũng giúp canxi được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi có trong sữa chua, mẹ nên ăn sữa chua trước khi đi ngủ.

Quả xoài

[​IMG] 

Bên cạnh những thực phẩm trên, vào các tuần cuối thai kỳ, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường độ đàn hồi cho da của mẹ trong khi sinh. Xoài chính là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho các mẹ. Ngoài ra, vitamin C cũng chứa nhiều trong cam, đu đủ, bưởi và dâu tây.

Quả óc chó

Trong quả óc chó chứa nhiều phốt pho, sẽ giúp bé xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Phốt pho là thành phần cấu thành nên DNA và RNA là chất quan trọng trong thông tin di truyền, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng bên trong cơ thể, trao đổi axit amin và hình thành protein và lipit phốt pho.

[​IMG]

Khi được sinh ra, cơ thể bé sẽ chứa khoảng 20 gam phốt pho, hầu hết trong số đó được tích luỹ trong tám tuần cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ cần các thực phẩm giúp cung cấp đủ phốt pho cho bé. Phốt pho cũng là chất cần thiết cho quá trình đông máu và co thắt các cơ, vì vậy nó rất quan trọng cho cơ thể của mẹ trong quá trình vượt cạn.

Dưa hấu

Thực phẩm này sẽ cung cấp cho mẹ choline, một chất dinh dưỡng quan trọng được chuyển từ mẹ sang bé, giúp các tế bào não của bé phát triển bình thường.

[​IMG] 

Trong dưa hấu có chứa đến 92% là nước, giúp mẹ bổ sung thêm đủ lượng nước cần thiết - 3 lít nước mỗi ngày trong thời gian mang thai. Thêm vào đó, dưa hấu cũng chứa đầy đủ các chất điện giải quan trọng nên có thể giúp cơ thể mẹ ngăn chặn tình trạng mất nước một cách hiệu quả.
Hàm lượng nước và chất xơ cao của dưa hấu cũng có khả năng ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt, chất choline trong dưa hấu cũng giúp mẹ an thần, ngủ ngon, thư giãn cơ bắp và tăng cường trí nhớ; giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ trong việc dẫn truyền các xung thần kinh, hấp thụ chất béo và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính.
* Bài viết có tham khảo cuốn sách What to Eat When You’re Pregnant (tạm dịch“Bạn nên ăn những gì khi mang thai?) của bác sĩ Nicole Avena biên soạn.

Nguồn : Afamily

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Phụ Nữ Mang Thai Cần Bổ Sung Acid Folic Như Thế Nào?

- Acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTDs), dị tật bẩm sinh , tổn thương tủy sống (như nứt đốt sống) và não (như thiếu não). Các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở giai đoạn đầu của sự phát triển, thậm chí đối với nhiều phụ nữ chúng còn xảy ra trước khi mang thai. Chúng ảnh hưởng đến khoảng 3.000 thai nhi trong một năm tại Hoa Kỳ.
- Một số nghiên cứu cho thấy acid folic có thể giúp giảm nguy cơ trẻ sơ sinh mắc phải những khuyết tật khác như sứt môi, hở hàm ếch, và một số bệnh khuyết tật về tim.
- Cơ thể bạn cầnacid folicđể làm cho các tế bào máu hoạt động và ngăn chặn nguy cơ thiếu máu. Acid folic cũng rất cần thiết cho việc sản xuất, điều chỉnh, và vận hành của AND.
- Một số nghiên cứu cho thấy uống vitamin tổng hợp acid folic có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật, một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và em bé.

Bổ sung acid folicbao nhiêu là đủ?

Để giảm nguy cơ trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, các chuyên gia khuyên phụ nữ nên dùng 400 mcg acid folic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khidự định có thai.

Các ống thần kinh bắt đầu hình thành khoảng ba tuần sau khi thụ thai, vì vậy việc hấp thụ lượng acid folic đủ trong ngày vô cùng quan trọng, đặc biệt là giai đoạn trước khi thụ thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ

Nếu bạn đang uống vitamin tổng hợp trước khi sinh theo đơn, thì trong chúng có thể chứa 800 đến 1.000 mcg acid folic. Vì thế hãy kiểm tra lại đơn thuốc. Đừng uống nhiều hơn 1.000 mcg acid folic mỗi ngày, trừ khi được bác sĩ tư vấn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là một người ăn chay. Những người ăn chay có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 và thừa acid folic, điều đó sẽ khiến cho ta khó chuẩn đoán được sự thiếu thừa chất của cơ thể.

Những đối tượng nào cần đặc biệt coi trọng việc bổ sung acid folic?

Phụ nữ béo phì sẽ gặp nhiều nguy cơ sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, mặc dù lý do dẫn đến tình trạng này vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn đang thừa cân, hãy nhờ sự tư vấn bác sĩ trước khi dự định mang thai. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên bổ sung hàm lượng adid folic phù hợp nhất.

Nếu trước đó bạn đã từngmang thaivà em bé bị khuyết tật ống thần kinh, chắc chắn bác sĩ cần được nắm rõ điều này và lên kế hoạch cho bạn trước khi bạn muốn mang thai lần tiếp theo.

Những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc chống động kinh cũng có nhiều khả năng sẽ sinh ra một em bé mắc phải bệnh này.

[​IMG] 

Những nguồn thực phẩm chứa acid folic

Các loại thực phẩm giàu folate (acid folic) tự nhiên bao gồm đậu lăng; đậu Hà Lan khô; rau màu xanh đậm như: bông cải xanh, cải chân vịt, củ cải xanh, đậu bắp, măng tây; và trái cây họ cam quýt, nước trái cây.


Những thực phẩm này không phải là một loại thay thế cho viên acid folic bổ sung mà chỉ xem chúng như một thứ bổ trợ thêm. Bởi vì khi cơ thể bạn hấp thụ tất cả các acid folic trong viên uống acid folic rồi, nó chỉ hấp thụ một phần của folate tự nhiên từ thực phẩm bạn ăn. Hơn nữa, folate có thể bị mất trong quá trình bảo quản hoặc bị phá hủy khi nấu.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn ăn một khẩu phần với hoàn toàn là ngũ cốc tăng cường, rau xanh các loại với thành phần đủ 100% giá trị acid folic trong ngày… thì bạn cũng sẽ không nhận được đủ lượng acid folic tổng hợp từ thức ăn ấy.

Nguồn : Afamily

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Những Thay Đổi Ở Làn Da Khi Mang Thai Mẹ Bầu Nên Biết

Mẹ bầu có thể dùng sữa rửa mặt, nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, kem giữ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, cần tránh rửa mặt thường xuyên (1-2 lần/ngày là đủ) vì rửa mặt nhiều sẽ gây khô da.

Đừng lạm dụng thuốc trị mụn khi mang thai vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tránh các chất tẩy rửa, kem giữ ẩm có chứa chất hóa học exfoliant vì nó làm bào mòn làn da. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi mẹ bầu cần các sản phẩm trị mụn.

1. Dưới đây là sự thay đổi thường gặp ở làn da mẹ bầu:

Nhạy cảm hơn

Làn da dễ nhạy cảm hơn với tia UVA (UVB) khi mẹ bầu đang mang thai. Hãy tránh ánh nắng mặt trời, nhất là vào ban trưa. Nên mặc quần áo dài, rộng rãi để các tia cực tím không xuyên qua da của mẹ bầu được.

Quá trình mang thai có thể gây da sậm màu, vì thế, cần sử dụng kem dưỡng ẩm với SPF (chỉ số chống nắng) ít nhất là 15 (ngay cả những ngày u ám hay trong mùa đông). Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang, núm vú trở nên sẫm màu hơn; nốt ruồi và những nốt tàn nhang mọc nhiều hơn. Điều này thông thường là tạm thời vì chúng sẽ mờ dần sau khi sinh. Tương tự, chững đường sọc màu đen có thể xuất hiện trên bụng và thường mất hẳn sau khi sinh bé.

[​IMG]

Ngứa da

Da khô, ngứa và nhiều lúc khiến mẹ bầu như phát điên. Mẹ bầu đừng vội bực vì khô, ngứa da là tình trạng tương đối phổ biến của thai kỳ. Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày vì nó khiến làn da của mẹ bầu đủ độ ẩm từ bên trong. Nếu bị ngứa liên tục, mẹ bầu nên đi khám. Ngứa da có thể liên quan đến chức năng gan, thận và cũng có khả năng gây tổn hại cho bào thai.

Rạn da

Những vết rạn da thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi khi mô đàn hồi của da bị phá vỡ do sự tăng trưởng của bào thai. Ban đầu, vết rạn mang màu đỏ nhưng sau đó mờ dần thành một màu xám bạc. Rạn da có yếu tố di truyền. Nếu bà ngoại của bé bị rạn da thì có khả năng, mẹ bầu cũng bị như thế.

Đừng quá lo vì hầu hết các vết rạn sẽ biến mất sau sinh. Trường hợp hiếm, như viêm da có mụn nhỏ có thể gây hại cho bé. Vì thế, nếu rạn da đi kèm những triệu chứng bất thường, hãy đi khám ngay.

Những dấu hiệu cần đi khám

Những mảng phát ban, gây ngứa có thể xuất hiện toàn cơ thể, có những điểm trông như vết cắn của côn trùng. Dấu hiệu này có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và tiến triển nặng hơn khi có bất thường ở hàm lượng hormone. Nó có thể không gây biến chứng cho mẹ nhưng lại gây hại cho bé nếu không được điều trị.

Phát ban, kèm những nốt nhô lên, ngứa ngáy, xuất hiện bắt đầu ở bụng, lây lan tới đùi khoảng tuần thứ 34 nhưng thường biến mất sau sinh. Nghiên cứu gần đây cho thấy, điều này có thể do các tế bào của thai nhi xâm lấn vào làn da của mẹ, có thể điều trị bằng corticosteroid, theo yêu cầu của bác sĩ.

[​IMG]

2. Bí quyết cho làn da đẹp khi mang thai

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước, đặc biệt các loại vitamin. Nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận nếu mẹ bầu muốn sử dụng viên sắt hoặc các viên uống vitamin tổng hợp. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho một làn da đẹp.

- Dù là mùa lạnh, mẹ bầu cũng nên rửa mặt và tắm nước ấm hàng ngày. Tắm sẽ giúp loại bỏ chất dầu dư thừa trên da đồng thời giúp cơ thể mẹ bầu sảng khoái và ngủ ngon.

- Chớ quên chăm sóc và dùng kem dưỡng cho vùng cổ.

- Chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da. Nếu da mẹ bầu khô, nên dùng kem có dạng sữa, dầu cá, dầu thực vật, vitamin hoặc các chiết xuất thảo mộc.

- Massage da mặt: Dùng hai đầu ngón tay di chuyển từ giữa trán sang hai bên thái dương, từ sống mũi sang hai má, từ cằm đến tai ngược với chiều kim đồng hồ.

- Đắp mặt nạ bằng những loại hoa quả tươi cũng giúp da mẹ bầu mềm mại, mịn màng và bớt thô ráp.

Những hoạt động làm đẹp cần tránh

- Phơi nắng gắt: Đi dạo trong nắng nhẹ vào buổi sáng sẽ an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thường xuyên tắm nắng (hoặc phơi nắng) trong khoảng thời gian dài, sẽ làm mẹ bầu bị tăng huyết áp, chóng mặt và bị nám da.

- Tẩy lông tay, lông chân: Hơi nóng khi tẩy lông sẽ làm rối loạn tuần hoàn máu. Kết quả, mẹ bầu có thể bị giãn mạch máu ở chân hoặc tay.

- Xông hơi: Nhiệt độ cao trong phòng xông hơi có thể khiến mẹ bầu khó thở, nhịp tim tăng lên.

Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kể cả những loại được bào chế từ thảo mộc.

NGuồn : Afamily