Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

5 cách thú vị khuyến khích bé ăn nhiều rau xanh

Ăn rau
Thay vì tạo ra một cuộc chiến ép con ăn rau, bạn nên áp dụng những cách thú vị khác nhau để đưa rau xanh vào chế độ ăn uống của con để khích lệ bé dần dần.Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp ích cho bạn:
 
Cho rau xanh vào trong các món yêu thích của con
 
 Bạn đang không biết làm thế nào cho con ăn món rau mà không khiến bé chú ý? Tại sao bạn không cho bé thử món xà lách được nhúng với một nước sốt gì đó bé hay ăn hoặc trộn bông cải xanh, đậu Hà Lan hay cà chua vào món mì yêu thích của con. Hãy thử dần mỗi ngày một chút, để giúp bé nhận ra rằng, rau xanh thậm chí còn giúp món ăn yêu thích của bé trở nên ngon miệng hơn.
 
Nguyên tắc “thử một miếng thôi!”
Nếu con bạn không muốn ăn một loại rau xanh nào đó, đừng buộc con phải ăn vội. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng quy tắc “thử một miếng”. Hãy bảo bé thử cắn một miếng rau xanh bạn làm, rồi sau đó mới được ăn những gì bé muốn. Khi con bạn được tiếp xúc với món rau bị từ chối đó từ 8-10 lần, bé có thể bắt đầu chấp nhận nó như một thực phẩm quen thuộc. Tiếp tục thử các loại rau khác nhau mỗi ngày, cũng như thay đổi các kiểu chế biến như nướng, xào, luộc, salad, hoặc nước trái cây. Cứ làm như vậy trong mỗi bữa ăn cho đến khi con bạn bắt đầu thấy thích món rau xanh nào đó.
Biến thực phẩm thành “siêu thu hút”
Đừng chỉ loanh quanh vài món rau đơn điệu, nhàm chán hàng ngày – làm cho nó thú vị hơn với những hình dạng khác nhau hoặc xếp thêm các mẫu thực phẩm khác trên đĩa. Ví dụ, hoa bông cải xanh hoặc rau cải bó xôi có thể nấu riêng từng loại thay vì làm một món rau hỗn hợp. Trẻ em có vẻ như thích các món được xếp mỗi món một đĩa khác nhau, không giống như người lớn thường muốn thực phẩm ở cùng trên một đĩa. Hình các loại rau cũng nên được sắp xếp khéo léo tạo thành một khuôn mặt cười hoặc hình trái tim. Sự sáng tạo sẽ giúp trẻ thấy bữa ăn trở nên thú vị hơn.
Cho trẻ tham gia nấu ăn
Trẻ em thường thấy thích thú khi được đang tham gia nội trợ cùng mẹ. Bạn thử đưa con đến các trung tâm mua sắm và yêu cầu con chọn các loại rau xanh của mình xem sao. Điều quan trọng là tạo cơ hội cho các bé thấy được thức ăn trong trạng thái thô để có thể khám phá nhiều hơn và đặt ra các câu hỏi, và bạn có thời gian để trả lời con. Khi con chọn một hoặc hai loại rau cho bạn chuẩn bị một bữa ăn trưa hoặc ăn tối, chắc chắn bé sẽ thể hiện quan tâm nhiều hơn đến món ăn của mình. Bạn cũng có thể cho con cùng tham gia nấu ăn và tất nhiên, con sẽ thấy hoạt động đó thú vị không kém.
Thưởng khi con ăn rau
Khi con bạn ăn các loại rau xanh trong bữa hoặc thậm chí ăn các món từ chối trong quy tắc “thử một miếng”, hãy thưởng cho con những thứ nhỏ xinh như miếng dán hoặc ngợi khen bằng một cái vỗ nhẹ nhẹ sau lưng. Những điều này sẽ giúp trẻ thấy dễ dàng hơn cho lần ăn sau rau xanh sau này. Nhớ luôn giúp bé có động lực và con của bạn không sớm thì muộn cũng thích rau củ thôi.
Một điều quan trọng là, trẻ em có xu hướng làm hoặc ăn theo những gì chúng thấy từ cha mẹ mình. Nếu bạn cho con một đĩa toàn rau củ quả, còn mình ngồi với một đĩa khoai tây chiên, thì bé của bạn sẽ không bao giờ muốn và biết ăn rau. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm đang cung cấp cho con mình, bởi nếu con nhận thấy bạn ăn thoải mái các loại rau xanh trước mặt mình, các bé cũng sẽ cố gắng làm theo như vậy. Hãy nhớ, sự kiên trì của bạn sẽ sớm được đền đáp.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Điểm danh các lỗi sai của mẹ khi chế biến rau cho bé

Ăn rau
Để cho bé có thể hấp thụ tốt các vitamin và khoáng chất trong rau, các mẹ cần tránh các thao tác dưới đây.Rau xanh chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bé. Tuy nhiên, do một số sai lầm của mẹ trong khi chế biến mà món rau vô tình bị mất đi các chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số lỗi mà mẹ cần phải tránh trong quá trình chế biến rau cho bé.

1. Thời gian xào, nấu, luộc quá lâu
Nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau. Bởi các vitamin có trong rau củ rất dễ mất, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy.
Vitamin có trong rau củ rất tiêu tan, nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy
Do đó, các chuyên gia khuyên các mẹ không nên nấu quá lâu, trong quá trình nấu cũng không nên khuấy nhiều lần. Đặc biệt, không nên hâm các món canh, xào nhiều lần vì 90% vitamin B và C sẽ mất đi khi rau bị nấu quá nhừ. Do quá trình xào rau thường làm mất nhiều vitamin hơn luộc nên khi xào, lưu ý cho lửa to, đảo thật nhanh và đều tay.
Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
2. Tích trữ nhiều rau xanh trong tủ lạnh
Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ có thói quen đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về tích trữ đầy trong tủ lạnh. Với cách làm này các mẹ có thể tiết kiệm thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng. Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô và thối hỏng.
Để rau trong tủ lạnh nhiều cũng là nguyên nhân rau bị hỏng
Không những vậy, nhiều mẹ còn hay cắt gọt, rửa rau củ sạch sẽ rồi lại cho vào tủ lạnh để lần sau nấu cho tiện. Tuy nhiên các mẹ cần biết rằng rau củ đã chẻ, cắt, nhặt… sẽ hư nhanh hơn so với rau, củ được giữ nguyên dạng khi cho vào tủ lạnh. Các nghiên cứu cho thấy rau rửa sạch để trong tủ lạnh cũng mau hỏng, còn để bên ngoài một ngày thì lượng vitamin C mất đi 26%; vitamin hao hụt khi rửa mất 1% nhưng cắt nhỏ để lâu sẽ mất 14%. Vì vậy mẹ cần hạn chế để rau xanh lưu cữu. Nếu mẹ không có thời gian đi chợ mua rau tươi thì nên chọn những nơi trữ rau thoáng khí, tránh sáng và khô ráo hơn là trữ trong tủ lạnh.
3. Cắt, thái xong rau mới rửa
Nhiều mẹ lo sợ rằng hóa chất, bụi bẩn có trong rau không được loại bỏ hết nên đã cẩn thận cắt thật nhỏ rau rồi mới rửa. Tuy nhiên đây là một cách làm sai khoa học. Muốn giữ được vitamin ở mức nhiều nhất thì khi nhặt rau, rửa rau để nấu cần phải làm càng nhanh càng tốt. Rửa sạch rau trước khi thái nhỏ vì nếu thái rồi mới rửa thì một số vitamin sẽ bị tan nhiều trong nước. Rau làm xong phải nấu ngay, càng để lâu càng mất nhiều vitamin C. Sau 4 giờ mất hết 20%, khi thái nhỏ thì mất tới 35% sau 1 giờ.
Bên cạnh đó, các mẹ nên nhớ kỹ khi luộc rau, nấu canh, nên cho rau vào khi nước đã sôi, nếu cho rau ngay từ lúc nước lạnh sẽ mất đi phần lớn lượng vitamin. Cụ thể, khoai tây cho vào nồi khi nước lạnh mất tới 40% vitamin C, trái lại khi bỏ vào nước đã sôi chỉ mất 10%.
4. Cho con ăn các loại củ thay cho rau lá
Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.
5. Cho trẻ ăn quá nhiều rau
Rau là loại thức ăn cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí lực của bé, tuy nhiên nếu mẹ quá lạm dụng lợi ích này mà cho con ăn một cách “vô tội vạ” thì sẽ không tốt. Trẻ ăn quá nhiều rau sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh và sự phát triển xương. Điều này đặc biệt có hại cho trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Một số loại rau như rau bó xôi, cần tây, cà chua, chứa một số lượng lớn axit oxalic, khi kết hợp với canxi có trong các loại thực phẩm khác sẽ kết thành sỏi canxi oxalate.
6. Cho trẻ ăn nhiều loại rau củ sống
Rau tươi và ăn sống bao giờ cũng nhiều dưỡng chất hơn các loại rau đã nấu chín. Cho bé ăn các loại rau củ đã rửa sạch và chưa qua chế biến như dưa chuột, cà rốt, cà chua… sẽ giúp làm phong phú thực đơn cho bữa rau của bé.
Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó nên mẹ đừng dại cho bé ăn quá nhiều loại rau củ sạch chưa qua chế biến. Bởi bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, không thể tiêu hóa nhiều những loại thực phẩm tươi sống này. Cho bé ăn nhiều rau sống có thể khiến bé bị tiêu chảy hoặc làm rối loạn bộ máy tiêu hóa.
7. Chế biến rau sau đó để qua ngày
Không phải bé nào cũng thích và chịu ăn rau, dù rau xanh là đồ ăn không thể thiếu trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ kỳ công chế biến thành những món ăn hấp dẫn khác nhau nhưng bé vẫn nhất định không chịu ăn. Tiếc công, tiếc của, nhiều mẹ bỏ đồ ăn vào tủ lạnh và quyết tâm bắt bé ăn bằng được vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, cho dù bé chịu ăn vào bữa khác thì các vitamin B, C trong rau cũng giảm đến 70%, đó là còn chưa kể đến việc đồ ăn để qua ngày sẽ không đảm bảo vệ sinh. Do đó, mỗi lần nấu rau cho bé, mẹ nên tính toán cẩn thận lượng bé sẽ dùng.
8. Rau nào cũng có thể được dùng để nấu soup
Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau nào mẹ cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây… có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ.
9. Sử dụng quá nhiều cà rốt
Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa. Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý, mỗi ngày không nên quá 5mg. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Món ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ 10-12 tháng tuổi

Kỹ sư dinh dưỡng Trương Thị Nhàn hướng dẫn nấu 2 món ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng 

dành cho trẻ 10-12 tháng tuổi.

[​IMG]

Thi Ngoan
Nguồn: VnExpress

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Các nguyên tắc trong việc dạy dỗ con cái

Hạnh phúc gia đình
Gia đình hạnh phúc
Theo tập tục văn hóa người Việt, trẻ con trong nhà phải biết kính trên nhường dưới, phải nghe lời người lớn dạy bảo. Điều này đã khắc sâu vào tâm trí của những người thuộc thế hệ cũ.
Tuy nhiên, xã hội hiện nay dường như đã mất đi phép tắc lễ nghĩa. Cái tư tưởng phóng khoáng và “chịu chơi” đã trở thành nếp sống của con người ngày nay. Con cái thích gì làm đó mà không cần phải xin phép cha mẹ. Là bậc cha mẹ khi nhìn thấy con của mình không nghe lời thì nổi nóng và dùng những lời lẽ nặng nhẹ, hoặc thậm chí là đánh con. Đây có phải là biện pháp đúng đắn để dạy dỗ con cái thời nay hay không?
Người xưa có câu nói “học ăn học nói, học gói học mở”, là lời khuyên dạy bảo con cái của mình phải biết học hỏi để sống lịch sự, tế nhị, biết đối nhân xử thế và thành thạo các việc. Không chỉ người Á Đông, mà cả trong văn hóa của người Tây phương cũng phải học các phép tắc xã giao để ứng xử. Vậy làm thế nào dạy dỗ con mình một cách có phương pháp và đảm bảo rằng trẻ có thể nghe theo nề nếp gia đình?
Nếu bạn thật sự chưa hiểu tâm lý của trẻ thì đây là lúc để bắt đầu:
1. Tâm lý của trẻ:
Trẻ con quá non nớt để hiểu hết những lời dạy của người lớn về cách ứng xử, phép tắc phù hợp trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Do đó, cha mẹ cần uốn nắn từ từ, không nhất thiết là con phải thế này con phải thế kia mới là đúng.
Sở thích của trẻ là được xem ti vi, xem phim hoạt hình, các chương trình thiếu nhi hoặc nghe cha mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ. Bạn hãy tận dụng những khoảnh khắc này để dạy cho con của mình. Tất nhiên, bạn hãy tìm chọn những băng đĩa và tìm hiểu những câu chuyện hay của người xưa về dạy dỗ con cái; chẳng hạn như Nhị Thập Tứ Hiếu, “Sự tích Sọ dừa”, “Cô bé quàng khăn đỏ” v.v…
Trẻ con thích bắt chước người lớn: Tâm lý của trẻ từ 3 – 5 tuổi là dễ bắt chước thái độ, lời nói và cử chỉ của người lớn rất nhanh. Cha mẹ lúc này cần luôn thể hiện hành vi đúng đắn trước mặt con trẻ. Khi bạn nhờ con lấy món đồ gì đó thì cũng cần cám ơn con để tạo cho con mình có thói quen trong lời nói “Dạ con cám ơn ông/bà/cha/mẹ!”. Những lời nói như “Dạ vâng”, “Xin lỗi”, “Bắt đầu với chủ ngữ và kết thúc với “ạ”, ví dụ: Mẹ có thể kể chuyện cho con nghe được không ạ?” nên bắt đầu từ phía cha mẹ để con cái nhìn thấy và tiếp nhận trong tư tưởng cho trẻ.
Bạn cũng không nên tập cho trẻ thói quen muốn gì được đó. Ý đây là nuông chiều con trẻ. Chúng sẽ hình thành tư tưởng được yêu thương và chăm sóc. Vì điều này chúng sẽ luôn bị phụ thuộc và phản ứng ngược lại nếu ai đó không làm vừa ý chúng. Hãy lập những quy tắc và lịch trình cho trẻ, thời gian nào là ăn, chơi, ngủ và xem ti vi,… Xem ti vi cũng cần có thời gian hạn định. “Mẹ chỉ cho phép con xem ti vi trong 30 phút”. Thì chỉ cho phép chúng xem bấy nhiêu đó. Nếu con khóc lóc nài nỉ thì cũng không vì yêu thương con mà cho phép chúng xem thêm một chút. Nếu làm sai lời không nghe thì con có thể bị cấm xem tivi trong bao nhiêu ngày, v.v…
Những hình thức trên được lặp đi lặp lại mỗi ngày để con cái tiếp thu những lời dạy lễ giáo thì chắc chắn rằng chúng sẽ lớn lên trong gia đình có quy củ và phép tắc.
dạy dỗ con
2. Bạn đã thật sự hiểu con mình chưa?
Khi trẻ bắt đầu lớn dần thì bậc cha mẹ đôi khi cũng lơ là việc dạy dỗ con cái với suy nghĩ rằng chúng có trường lớp, thầy cô dạy dỗ. Đây là suy nghĩ cực đoan. Gia đình vẫn là nguồn cội, gốc rễ để đào tạo trẻ có nguyên tắc trong cuộc sống.
Chúng sẽ có tư duy và suy nghĩ thế nào là đúng thế nào là sai. Nếu cha mẹ không uốn nắn ngay từ nhỏ thì khi lớn chúng sẽ dễ tiếp nhận những điều xấu, những điều không tốt ở xã hội một cách nhanh chóng. Càng lớn thì tính cách của trẻ càng bốc đồng và dễ bị ảnh hưởng của xã hội xung quanh. Thấy những đứa trẻ khác chơi game, chơi bắn halflife,… thì chúng cũng học đòi chơi theo.
Bạn cần dành chút thời gian ngồi lại suy nghĩ để hiểu hơn về tính cách của con mình. Một khi đã hiểu thì hãy dành thêm thời gian để trò chuyện với trẻ những việc hằng ngày chúng làm và hướng dẫn chúng “lời hay lẽ phải”. “Con rất không thích bạn này bạn kia vì bạn không chơi với con”, vậy bạn trả lời con mình như thế nào? Trước hết, “con có thấy mình sai ở điểm nào không?” Hãy nhìn cái sai của mình trước rồi nhìn lại bạn, “bạn đó là người thế nào?” “Hãy tìm nguyên nhân tại sao bạn đó không chơi với mình?” Dạy con bạn nên theo chiều sâu, nhìn vào bản thân, nhìn vào đối phương, hay những người xung quanh để chúng nhận thức được điều nào là xấu, điều nào là tốt. Khi trưởng thành chúng sẽ vững trãi hơn khi đối diện với nhiều người khác nhau, nhiều tính cách khác nhau trong xã hội để “đối nhân xử thế” tốt hơn.
Bạn cũng nên đưa ra những quy tắc trong gia đình. Nếu con không nghe lời thì con phải chép phạt những điều mình làm sai. “Lễ nghĩa” thời xưa vốn rất quý để chúng ta noi theo nên bạn có thể chọn những câu chuyện về ứng xử, về nguyên tắc sống,… bảo chúng đọc và diễn đạt suy nghĩ của chúng về những câu chuyện này. Chúng sẽ học từ đó. Đây cũng là một trong những cách để chúng ghi nhớ những hành vi chưa đúng đắn của mình.
Việc la mắng, đánh đập không phải là phương thức tốt để dạy cho trẻ. Tâm lý chúng sẽ trở nên sợ sệt mà xa rời chúng ta, đôi khi có những hành động chống đối. Tình cảm dần trở nên xa lạ, không khắng khít. Vì vậy, kinh nghiệm của cha mẹ khi dạy con cái chính là lắng nghe và hiểu thấu tâm tư, suy nghĩ của con mình, sử dụng những câu chuyện lễ nghĩa của người xưa làm cầu nối đến ngày nay, nhưng trên hết vẫn là cách hành xử của chính cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày, trước mặt con cái.
Thảo luận tại diễn đàn: Các nguyên tắc trong việc dạy dỗ con cái

4 tình huống cha mẹ cần để con thất bại

Mẹ và con gái
Một nghiên cứu từ Đại học Brigham Young tìm thấy rằng các bậc cha mẹ luôn luôn đảm bảo để trẻ “thành công” đã đẩy con họ vào nguy cơ cao trong mọi việc, từ sự thiếu tự trọng đến các hành vi nguy hiểm.
Theo Jessica Lahey – chuyên gia về giáo dục và là tác giả của cuốn The Gift of Failure: How the Best Parents Learn to Let Go So Their Children Can Succeed(tạm dịch Quà tặng của thất bại: Cách mà các bậc cha mẹ tốt nhất học được để giúp con thành công) – điều này thật đơn giản. Chúng ta cần cho con thất bại thường xuyên hơn… để giúp chúng thành công về sau.
Lahey cho biết bà thường chứng kiến các sinh viên suy sụp vì thất bại, bởi vì họ chưa bao giờ trải qua điều đó, và không biết cách nào để vượt qua chuyện này.
Lời khuyên của bà là: Hỡi các ông bố bà mẹ, nếu bạn muốn con lớn lên và trưởng thành bay khỏi tổ, bạn cần để chúng thấm giá trị từ bài học thất bại. Và đây là 4 tình huống hãy để chúng trải qua điều đó:
Thất bại sẽ giúp trẻ hiểu lần sau phải làm tốt hơn như thế nào.
1. Làm bài tập về nhà
Cha mẹ nên vạch rõ thời gian làm bài tập của trẻ.  Nói cho trẻ biết bạn muốn một mốc thời gian cụ thể – chẳng hạn làm tất cả bài tập trước bữa tối, hoặc tối thứ sáu, trước khi kỳ nghỉ cuối tuần bắt đầu. Sau đó, cho trẻ tự quyết mà không cần rầy la, ép chúng làm nhanh. Trẻ sẽ phải tự giải quyết hậu quả nếu không hoàn thành đúng thời hạn.
2. Chọn bạn chơi
Mọi đứa trẻ dường như đều có một người bạn mà cha mẹ chúng không thích. Nhưng trẻ (đặc biệt tuổi trung học) đều thử kết bạn giống như thử cá tính. Hãy để chúng tự do làm như vậy, chúng sẽ học được không chỉ về tình bạn, mà còn cơ hội thấy được những hành vi xấu xí của người bạn “không tốt” này, và từ đó lựa chọn không chơi nữa.
3. Làm việc vặt trong gia đình
Bạn có từng đi sau con và sắp xếp lại những chiếc đĩa được trẻ đặt không ngay ngắn? Bạn có từng phát điên lên và la hét rằng đáng lẽ chúng sẽ có quần áo sạch đến trường nếu chịu khó nhặt quần áo bẩn bỏ vào máy giặt?
Thực tế là  – nếu những chiếc đĩa không thẳng hàng và lũ trẻ cuối cùng phải xếp lại bằng tay, hoặc nếu chúng từng phải mặc áo bẩn đến trường, thì lần tới, chúng sẽ làm việc đó tốt hơn nhiều.
“Đôi khi, chúng lặp lại điều đó hai lần trước khi học được cách làm nghiêm túc”, Lahey nhắc nhở.
4. Khi chơi thể thao
Trong buổi thi đấu mà trẻ tham gia, trẻ thích người đến xem là ông bà hay cha mẹ? Ông bà thường đến chỉ để xem trẻ thi đấu, trong khi cha mẹ quan tâm đến việc trẻ thắng hay thua và thể hiện ra sao. Vì thế, tất nhiên lũ trẻ muốn ông bà hơn là cha mẹ tới. Một cách hay để cho trẻ “thất bại” khi chơi thể thao là không mổ xẻ tất cả các phần thi đấu ngay sau đó. Để trẻ tận hưởng sự thú vị, và nhấm nhấp kinh nghiệm từ đó.
Thảo luận tại diễn đàn: 4 tình huống cha mẹ cần để con thất bại

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Những nguy hiểm từ việc ép con ăn của các bà mẹ Việt

Ép ăn
Trẻ biếng ăn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu. Để dỗ trẻ ăn, nhiều mẹ còn bày hết trò, thậm chí hò hét, la mắng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.
Mỗi trẻ em là một cá thể khác nhau và có nhu cầu ăn uống khác nhau. Rất nhiều gia đình, vì muốn dỗ cho trẻ ăn nên đã làm mọi cách để ép con ăn. Tuy nhiên, ép con ăn khi bé không muốn ăn lại vô tình gây ra rất nhiều nguy hiểm.
Dưới đây là những tác hại của việc ép con ăn mà các bậc cha mẹ cần biết:
Trẻ càng biếng ăn hơn
Theo thông tin trên báo VnExpress, một nghiên cứu trên hơn 300 gia đình có trẻ từ 2 tuổi đến 4 tuổi và một khảo sát trên trẻ 7-9 tuổi ở Canada cho thấy: những gia đình có cha mẹ càng ép trẻ ăn cho “tròn bữa” thì trẻ lớn lên càng có nguy cơ bị rối loạn ăn uống như chán ăn, biếng ăn.
Việc ép con ăn càng khiến con biếng ăn hơn.
Nguyên do là ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên.
Hội thảo công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ Đông Nam Á cho thấy: 50% trẻ em Việt Nam thiếu các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Đây là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng ép ăn quá mức của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.
Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này
Nếu bị ép ăn, trẻ sẽ dùng thức ăn để mặc cả với cha mẹ như tuyệt thực hay nôn ói để chọc giận người lớn, khiến mẹ phải cho quà thì mới chịu ăn. Dần dần, khi lớn lên, trẻ lại tiếp tục xem việc học, việc tự lập của mình là điều kiện mặc cả với cha mẹ.
Mỗi khi ép con ăn, cha mẹ thường cảm thấy căng thẳng, bực dọc. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, lúc này, con cũng bị mệt mỏi, bức bối không kém. Thậm chí, khi trẻ lớn lên dễ trở thành người hay căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm hoặc có khuynh hướng hung hăng, gây hấn.
Khiến trẻ không thể phân biệt đói – no
Cũng theo thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được mức độ no và đói. Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Các bà mẹ thường so sánh con với những đứa trẻ khác và ép con ăn.
Việc con ăn khiến trẻ không phân biệt được đói
Tuy nhiên, nếu trẻ đã cảm thấy no và không muốn ăn nữa thì mẹ nên dừng lại. Việc ép con ăn cố sẽ khiến cơ thể con mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn.
Thừa cân
Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Nguyên nhân là khi trẻ bị ép ăn nhiều, dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Không những thế, nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.
Tạo thói quen xấu trong ăn uống
Một điều nữa mà các bậc cha mẹ nên biết là khi trẻ bị ép ăn sẽ trở nên gầy hơn và bị suy dinh dưỡng hơn những trẻ không bị ép ăn. Điều này dẫn đến một kết quả xấu đó là: bố mẹ tìm cách ép trẻ ăn vì chúng gầy, nhưng trẻ tiếp tục gầy vì chúng bị ép ăn.
Hơn nữa, trong lúc ép con ăn thường bố mẹ sẽ có chính sách trao thưởng nếu con ăn hết. Việc này ảnh hưởng xấu đến thói quen ăn uống của trẻ, trẻ ăn vì “phần thưởng” chứ không phải ăn vì chúng muốn ăn, hay cảm nhận được thức ăn ngon.
Lời khuyên của các chuyên gia
Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho biết, tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Vì thế, để không phải ép trẻ ăn, các bậc cha mẹ nên nhớ những điều dưới đây:
– Ngay từ khi bé mới được sinh ra, người lớn cần nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
– Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, hãy tập cho con thói quen ngồi ăn tập trung ngay từ ngày đầu tiên, tránh đưa con đi rong. Không nên vừa ăn vừa xem tivi, nghịch đồ chơi, hay đi rong ngoài đường sẽ khiến con mất tập trung, mải chơi nên lười ăn.
– Khi nấu ăn cho trẻ, mẹ cần chế biến những món riêng phù hợp với độ tuổi của trẻ. Cách chế biến cần hấp dẫn và thay đổi liên tục để kích thích vị giác và sự ngon miệng của trẻ.
– Hạn chế cho bé ăn vặt, không ăn quá khuya, không ăn quá nhiều đồ ăn chiên rán hay đồ ngọt. Ngay từ khi còn nhỏ, người lớn cần dạy bé cách cung cấp năng lượng cho bản thân khi đói và uống nước ngay cả khi không khát.
– Người lớn cần tạo cho bé thời gian để tăng các hoạt động thể chất. Cho bé vui chơi hay tham gia tập thể dục sẽ là cách để bé khỏe hơn, hạn chế thời gian xem tivi hay ngồi ì một chỗ.
– Trong mọi trường hợp không nên được bắt buộc trẻ em ăn vì điều này xem ra còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Hãy để chúng ăn khi chúng có nhu cầu và hào hứng với việc ăn uống.
– Cho bé đi khám định kỳ, người lớn cần thường xuyên ghi lại các chỉ số về chiều cao, cân nặng của bé để dễ dàng phát hiện những biểu hiện lạ như cân nặng của bé tăng đột biến hay những mầm mống bệnh tật mới hình thành.
– Khi thấy con có dấu hiệu suy dinh dưỡng hoặc quá biếng ăn, cần đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị đúng nhất theo chỉ định của các bác sĩ.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Dinh dưỡng cần thiết giúp con thông minh, mau lớn

Bé ăn
Thiếu hụt iốt dẫn đến chỉ số IQ thấp, giảm chức năng nhận thức, tăng nguy cơ bị tăng động giảm chú ý. Các nguồn iốt tự nhiên tốt nhất là hải sản và rong biển.Trẻ em cần được ăn 2 phần trái cây và 5 phần rau mỗi ngày, song chúng cũng cần những dưỡng chất sau đây để phát triển khỏe mạnh:
1. Chất béo omega-3 cần thiết để não vận hành
Nên tăng cường chức năng não cho trẻ bằng cách cho uống dầu cá 2-3 lần một tuần, thêm một thìa hạt chia vào cháo hoặc canh cho trẻ. Những thực phẩm này giàu axit béo omega-3 thiết yếu, rất cần thiết cho phát triển các chức năng và trí não, giúp trẻ tăng cường bộ nhớ và khả năng nhận thức.
2. Tạo hệ tiêu hóa khỏe mạnh với các loại thực phẩm giàu probiotic
Nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ bằng cách cho ăn các loại thực phẩm lên men probiotic, chẳng hạn sữa chua, dưa chua. Các loại thực phẩm này không chỉ tăng cường tiêu hóa và chức năng miễn dịch mà cũng giúp thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh, tâm trạng tốt.
3. Đảm bảo con bạn nhận được nhiều chất xơ
Chất xơ thực phẩm là một phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn uống của con bạn, giúp duy trì sức khỏe của đường ruột và hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt, trái cây, rau, các loại hạt. Chất xơ sẽ bảo vệ và thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột già của trẻ.
4. Protein rất quan trọng cho sự phát triển
Trẻ em cần nhiều protein hơn người lớn vì trẻ vẫn còn đang phát triển và có nhu cầu hình thành của các tế bào mới lớn hơn. Một lượng vừa đủ thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt, đậu, trứng, các loại hạt, và sữa chua, có chứa tất cả các axit amin thiết yếu rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Axit amin giúp hình thành cơ bắp, máu, da, tóc, móng tay, hormone, rất cần thiết cho tiêu hóa tốt và một hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh. Thêm protein vào bữa ăn sẽ giúp trẻ no lâu hơn và bớt thèm đồ ngọt.
5. Rau họ cải giúp tăng cường hệ miễn dịch
Bạn nên cho trẻ ăn thêm súp lơ xanh và súp lơ trắng để cải thiện hệ miễn dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật. Những loại rau họ cải này chứa các hợp chất lưu huỳnh tự nhiên giúp tăng cường khả năng giải độc và làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính. Chúng cũng chứa nhiều vitamin C cũng như chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
6. Tăng lượng iốt cho chức năng não khỏe
Iốt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho não khỏe mạnh và phát triển. Thật không may thiếu hụt iốt còn là khá phổ biến. Sự thiếu hụt iốt dẫn đến chỉ số IQ thấp, và giảm chức năng nhận thức, cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tăng động, giảm chú ý. Các nguồn iốt tự nhiên tốt nhất là hải sản và rong biển.
7. Chất béo bão hòa cần thiết cho chức năng não bộ và sức khỏe hệ thần kinh
Chất béo bão hòa tự nhiên như bơ hữu cơ, dầu dừa, đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của trẻ em. Vì vậy bạn nên thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của trẻ. Chất béo bão hòa cần thiết cho sản xuất hormone, xương chắc khỏe, chức năng não bộ và sức khỏe hệ thần kinh. Ngược lại, tránh xa chất béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên. Chất béo chuyển hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Những sai lầm " thú vị " của bà mẹ Việt

[​IMG]Bài về của Oanhoanh4558:
Nhũng sai lầm "thú vị " chỉ có ở mẹ Việt:

- luôn lo con đói- nỗi lo này luôn làm con rối loạn nhận biết về bản năng ăn

- luôn lo con bệnh-nên không cho con được làm quen với chính môi trường con phải chung sống

- luôn lo con hư nên bao vây phong toả con tiếp xúc môi trường và luôn chọn môi trường theo ý mình.

- luôn lo con ngã nên bé luôn như bị quản chế và luôn có xu hướng muốn vùng ra khỏi tay người trông giữ nên càng dễ bị ngã hơn.

-luôn lo con không bằng con người khác nên đáp ứng trước khi con có nhu cầu.

- luôn lo con không thông minh nên luôn đặt con cao hơn khả năng con có.

- luôn thiếu tin tưởng chính mình nên biến con thành chú chuột bạch khi tìm thuốc
và vi tamin lúc con bệnh.

- luôn đặt con vào vị trí áp lực dòng tộc nên dễ thất vọng khi con có biểu hiện không như ý.
- luôn tìm cách sinh đúng giới tính để phù hợp sở thích của gia đinh.

- luôn trả lời hộ khi con thừa khả năng trả lời một vấn đề nào đó.

- luôn ép con ăn theo ý mình vì nghĩ cái đó mới là tốt cho bé.

- luôn nghĩ nếu uống nước sẽ làm no và ăn được ít nên nhiều bé ko được đáp ứng uống khi khát ( chính nước rất giúp tiêu hoá và chuyển hoá tốt cho bữa ăn sắp tới)

- he he...luôn đánh răng trước khi ăn: trong khi các nước tiên tiến ăn xong đánh răng.

- luôn mặc ấm trước khi trời trở lạnh ... nên khiến con không có khả năng nhận biết thời tiết và mất sức đề kháng với chính thời tiết mà con phải sống ở đó.
-Luôn lấy con là vật che chắn và tâm điểm khi mâu thuẫn trong gia đình.

- luôn tự hào thái về các việc con sớm biết hơn trẻ khác...và chính cái đó dễ đẩy bé có thói tự đại về mình

- luôn nói dối con khi chưa biết cách trả lời các câu hỏi của con về giới tính: con được sinh ra từ nách mẹ... V v

- luôn nghĩ rằng cha mẹ không cần xin lỗi trẻ nhỏ khi làm sai.

....Viết ra thì còn nhiều cái "hay " của mẹ Việt đã lầm tưởng khi sinh đến lúc con trưởng thành...
Ảnh minh hoạ cho các mẹ thấy: việc trẻ 13 tháng tuổi có thể học đc rất nhiều nếu chính chúng ta hướng dẫn, bé rất thú vị khi làm việc và đc coi là bình thường như mọi người.

NHỮNG CÁI " HAY " CHỈ CÓ Ở MẸ VIỆT....

- hay doạ Ọp hoặc doạ ma nếu không ngăn được việc con đòi đi đâu đó... Điều này rất nguy hiểm là bé luôn sợ mơ hồ và nhút nhát.

-hay chê bai khi thấy không ưng ý về con ... với nhiều người.: làm nhiều khi mọi người mặc định bé này là một trẻ hư và khó dạy.

- hay tỏ ra nôn nóng sốt ruột khi thấy con người khác nặng cân hơn , thông minh hơn... sẽ rất dễ bị lừa bằng các chiêu thức quảng cáo.... hại sức khoẻ của bé về thuốc và thực phẩm giàu dinh dưỡng

- hay tin mọi thứ theo trào lưu: đồ dùng, đồ chơi, đồ ăn của bé... Làm nhà kinh doanh luôn lợi dụng sx theo kiểu ồ ạt kém chất lượng nhất

- hay nói xấu người" không ưa" trước mặt con, nếu đó là người quan trọng trong gia đình thì chính bé chẳng còn ai mà sợ nữa.

- hay cằn nhằn , so đo tranh khôn với chồng trước mặt con - không hề biết bé bắt đầu thấy ko cần tôn trọng người bố của mình vì thế.

- hay ghen tuông khi con không chịu theo, mặc dù biết rõ như vậy là nhàn thân nhưng vẫn ghen và suy nghĩ này nọ

- hay nói xấu cô giáo và trường con theo học trước mặt con .. Không biết đó là nơi con cần tôn trọng và ảnh hưởng dạy dỗ hơn cha mẹ dạy.

- hay tỏ ra luống cuống khi có sự cố mất điện, mất nước, hỏng hóc đồ đạc... Thay bằng thái độ bực dọc bạn nói : không hề gì , chỉ một lúc sẽ bình thường trở lại, con bạn
sau này sẽ luôn lạc quan với mọi sự cố.

-hay vứt , xả rác khi đi du lịch và trên đường có con đi cùng.... Đã làm gương xấu và bỏ đi bao nhiêu công dạy con gọn gàng sạch sẽ.
-Hay thích dắt thú cưng đi dạo nhưng không muốn dọn đồ thải ra của nó... Trong khi mẹ Tây luôn sẵn sàng dọn cho con người khác khỏi dẫm vào.

-hay đỗ xe mua đồ tuỳ tiện cả khi chở bé trên xe... Rất nguy hiểm nếu xe bị xô đổ hoặc va chạm với xe khác.

-hay giận cá chém thớt mà nhiều khi con vô cớ bị " phát" một cái thật đau.... Nhiều người giận "bà " thì đánh "cháu bà " cho bõ tức.. He he lúc đó buồn cười lắm.

- hay thích thú khi được lợi về mình: cân tươi trong đo lường, được thêm khi mua bằng số lượng , được khuyến mại khi mua hàng mới khai trương ( tuy nhiên mỡ mình lại rán cá mình), được mời miễn phí... và thích nhất là được mua rẻ nên hay bị "móc túi" hợp pháp nhất.
Và nhiều cái Hay của mẹ Việt đã tạo ra nhiều trẻ tuỳ tiện, nhấm nhẳng, tai quái, cục cằn..... Thiếu tình cảm tôn trọng người trên, sợ đến trường, bám mẹ và còn nhiều cái "Hay " nữa chưa thể hết...với mẹ Việt!

Những cái Nhất "thú vị " mà mẹ Việt hay có.

Nhất là con của mình... Luôn nhìn con dưới một cái nhìn qua lăng kính . Yêu quá sinh bệnh mê mẩn con... Vì thế nên o bế đến khi con lập gia đình cũng ... khó " thoát"

Nhất định khăng khăng ý kiến của mình : dù biết sai nhưng ...ai dại gì mà nhận... nên dễ xảy ra bất hoà gia đinh từ chuyện ngớ ngẩn nhất.

Nhất mẹ nhì con : luôn bênh con mình trước dù đúng dù sai... Con mình luôn đúng nên sau này cứ động làm sao là khóc - đến trường đến lớp mới xảy ra việc ăn mà cũng phải bạo hành!

Nhất về vấn đề ăn : ăn sao cho no và quên đi cách dạy ăn cho đúng cách và ăn không cần thanh lịch... Nhiều bé khi lớn mà ăn vẫn nhồm nhoàm , hau háu ăn khi thích.

Nhất định cần thì vệ sinh tức thì cho con ngay hè phố hơn là sợ ...xấu hổ vì mất vệ sinh... Khiến cách dùng vệ sinh công cộng "chỉ có ở Việt nam" .... không xả nước, không nhìn lại hiện trường của mình.

Nhất là làm sao chen lên trước chứ không chịu chậm lại : không lo con có thể gặp tai nạn khi qua ngã tư một cách vội vàng... Ngã tư đi vội ở Viet nam luôn có các "tử thần" vượt đèn đỏ.

Nhất là ăn mặc cho con luôn thích mẫu mốt chứ không quan trọng chất liệu... Có bé cứng ngắc vì cái đẹp của bộ váy rườm rà , đầy kim tuyến kim sa gay ngứa ngáy

Nhất là đi du lịch thì điểm đi phải là ý của mình... Và điều này luôn xảy ra : xa sầm khi ko đc theo ý.... biến việc nghỉ thành việc giận hờn mất vui cho tất cả.

Nhất là rẽ phố cấm - vượt đèn đỏ thì các mẹ luôn nghĩ mình đang vội đón con nên "tư tưởng "được ưu tiên... Mẹ Việt nam luôn anh hùng mà.

Nhất trong nhà vì luôn nghĩ chỉ mình mới có
thiên chức làm mẹ .Và khi sinh được một đứa con nối dõi thì thấy cả "thế giới" không ai giỏi như mình. Bạn thử vô tình chạm vào một bà bầu trẻ xem... 

Nhất nhất tin một ai đó thì mang cả tính mạng ra cho họ ... Nhất là ông thầy bói nói hay về con, về mình, về gia cảnh mình... Đã xảy ra nhiều bạn bị lừa hết tài sản vì thế!

Và cái nhất cuối cùng là thế giới chỉ có một ngày Lễ Mẹ... Việt nam có 30 ngày Vu lan nên mẹ Việt nam can thiệp đến khi già 7-80 vẫn luôn lo lắng cho con của mình.... Nhất chưa: được làm con của mẹ...run rẩy nhưng vẫn lo "con tôi đã đi làm về chưa? Đã ăn cơm chưa? Tại sao nó dám bắt nạt "thằng bé" -Con trai mình là nhất, con dâu ư.... Có phải tôi đẻ nó đâu mà nó dám nó dám... vượt quyền.. 
Hãy thay đổi quan niệm nếu bạn đang làm mẹ, nhất là làm mẹ của các con ... trai Việt .

He he Rồi mình sẽ có bài về Bố Việt cho công bằng các bạn nhé ......

Chia sẻ của thành viên oanhoanh4558
Thảo luận tại diễn đàn  : 

Những sai lầm " thú vị " của bà mẹ Việt