Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng cho trẻ mùa đông xuân


Cho bé ăn
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện để rất nhiều mầm bệnh phát triển.Nhất là giai đoạn đông xuân này, nhiều bệnh liên quan đến hô hấp, các dịch bệnh thủy đậu, sốt phát ban… Càng dễ lây lan. Chính vì vậy bổ sung dinh dưỡng cho bé có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật là điều cần thiết nhất.
1.Nhiệt lượng

Mùa đông xuân trẻ ần được cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

Một trẻ bú mẹ, nếu bú no thì nhiệt lượng sẽ thỏa mãn vì trong sữa mẹ có đủ các chất sinh nhiệt ở tỷ lệ cân đối cần thiết. Cho trẻ ăn nước đường, nước cháo trẻ cũng có cảm giác no, ngừng khóc nhưng nhiệt lượng không bảo đảm, lâu ngày sẽ thiếu nhiệt lượng. Do vậy cần phải chú ý đậm độ của thức ăn nghĩa là nhiệt lượng do một đơn vị thể tích hoặc khối lượng thức ăn cung cấp. Thức ăn bổ sung cần có đậm độ nhiệt thích hợp vào khoảng 1,5-2Kcal/g. Nếu không đạt được thì phải cho ăn với lượng nhỏ nhiều lần hơn.
2.Vitamin
hàm lượng các vitamin cần thiết trong sữa mẹ thay đổi tùy theo chế độ ăn của người mẹ, do đó chế độ ăn của người mẹ khi có thai và cho con bú cần được bảo đảm.
Bệnh thiếu vitamin B1 – beriberi – ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm có thể gây chết đột ngột (thể tim). Các loại bột gạo xay xát trắng thường mất hết loại vitamin này trong khi bột đậu như bột đậu xanh, thịt lợn nạc lại có nhiều, cần bổ sung.
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là một bệnh thiếu dinh dưỡng nguy hiểm, rất hay gặp ở trẻ em suy dinh dưỡng và có thể gây mù lòa suốt đời. Lòng đỏ trứng, rau xanh và các loại củ, quả có màu là nguồn vitamin A và caroten quan trọng. Nhiều nơi đề ra khẩu hiệu “tô màu cho bữa ăn của các cháu” chính là để phòng bệnh này. Rau xanh và các loại củ quả còn cung  cấp cho cơ thể trẻ vitamin C.
Phòng bệnh còi xương do thiếu vitamin D phải kết hợp giữa chế độ ăn và tắm nắng hợp lý. Dưới tác dụng của tia tử ngoại chất dehydrocholesterol ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D.
3.Chất khoáng
Trong sữa mẹ các chất khoáng quan trọng đối với trẻ như calci và sắt có hàm lượng thích hợp và dễ hấp thu. Các loại sữa bột đều có nhiều calci.
Chất sắt trong thức ăn được hấp thu nhiều hay ít tùy loại thức ăn. Chất sắt trong thức ăn động vật được hấp thu nhiều tiếp theo là đậu đỗ, sắt trong ngũ cốc được hấp thu ít hơn. Vitamin C có nhiều trong rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt.
4.Lipid
Trong sữa mẹ 50% nhiệt lượng do chất béo cung cấp. Chế độ ăn bổ sung hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ ở nước ta thường có đậm độ nhiệt thấp là do nghèo chất béo, do vậy đưa chất béo dưới dạng các loại dầu mỡ vào chế độ ăn của trẻ em là phương hướng hiện nay cần quan tâm.
5.Protid
Đậm độ protid nghĩa là tỷ lệ % nhiệt lượng do protid cung cấp trong chế độ ăn nên đạt từ 10-14%. Protid cần bảo đảm chất lượng có đủ các chất acid amin cần thiết. Bột ngũ cốc bổ sung thêm bột đậu hoặc bột thịt, cá sẽ cung cấp đủ các acid amin đặc biệt là lysin.
Thảo luận tại diễn đàn: Dinh dưỡng cho trẻ mùa đông xuân

Không khó để thay đổi thói quen ăn uống của con

Để con thấy hứng thú với những bữa ăn và có những thói quen ăn uống lành mạnh quả thật là không dễ với các bậc cha mẹ, hi vọng với những chia sẻ dưới đây có thể giúp các bố mẹ được phần nào bớt căng thẳng với việc ăn uống của con.

1.     Làm một tấm gương tốt cho con




Mỗi khi tích trữ đồ ăn trong tủ , bạn có biết rằng con sẽ cho rằng đồ ăn đó được để ăn hàng ngày.? Đúng vậy, trẻ em bây giờ tinh ý hơn bạn tưởng rất nhiều , và nếu đó là bánh kẹo sẽ tạo cho con thói quen ăn bánh kẹo hàng ngày, thay vào đó bạn có thể tích trữ rau quả, trái cây, đồ ít béo và ngũ cốc.
Bằng cách này bạn có thể tạo nhiều cơ hội để con có thể ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe . Đồng thời cải tạo lại thói quen ăn uống của bạn nếu bạn không phải là bà mẹ có thói quen ăn uống khoa học.

2.     Lựa chọn đồ ăn cùng con




Cùng con đi chợ hoặc siêu thị và hướng dẫn con lựa chọn các loại rau củ quả . Sau đó để bé giúp bạn những việc đơn giản như nhặt rau, gọt vỏ củ quả và rửa trái cây . Khi các con tham gia nhiều hơn vào việc nội trợ, con sẽ quan tâm tới việc ăn uống hơn. Bạn có thể động viên rằng hôm nay con đã giúp mẹ làm món canh hoặc rửa trái cây giúp bạn, như vậy con sẽ thích thú với món ăn đó hơn.

3.     Không dùng đồ ăn để thưởng , phạt hay “hối lộ “ con

Khi con cư xử chưa tốt nhiều bố mẹ thường “hối lộ” con bánh kẹo để con thay đổi cách cư xử, hoặc phạt con không được ăn khi bé không ngoan . Hãy cẩn thận vì đó thường là “bẫy” mà các bố mẹ thường hay mắc phải  khi nuôi dạy con, và điều này được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo  rằng sẽ khuyến khích các quan điểm không tốt về thức ăn của con.
Khi con làm tốt một công việc hoặc chơi tốt một trò chơi, bạn có thể dẫn con đi ăn kem, nhưng nếu việc bạn lấy ăn kem để làm động lực cho con thì thật không tốt chút nào.

4.     Không cắt giảm đồ ăn

Cũng như người lơn khi ăn kiêng, nếu bạn đang cố gắng cắt giảm vài loại đồ ăn mà bạn yêu thích sẽ làm cho bạn càng cảm thấy thèm món đó nhiều hơn. Các con cũng vậy, khi bạn cấm con ăn vài món con thích có thể gây cho con cảm giác chán ăn hoặc gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Một chế độ ăn điều độ sẽ giúp con thiện cảm với nhiều loại thực phẩm và cung cấp đủ dinh dưỡng cho con.

5.     Cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau


Các con thường thích ăn hơn khi nghĩ rằng con có thể kiểm soát được đồ ăn.Vì vậy thay vì hỏi con có ăn rau củ hay không bạn có thể hỏi con rằng con muốn ăn rau hay muốn ăn rau với sốt majonaise hoặc nước ép hoa quả . Điều này có thể giúp bé suy nghĩ tích cực và sau một thời gian con sẽ có thói quen ăn uống lành mạnh

Lamchame.com