Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Dấu Hiệu Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Để Nâng Cao Khả Năng Có Thai

Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là hiện tượng xảy ra ở cơ thể phụ nữ, và thường xảy ra ở giữa của chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường mỗi tháng buồng trứng sản sinh ra một trứng, khi trứng trưởng thành sẽ rụng và di chuyển tới ống dẫn trứng vào tử cung. Nếu trứng rụng gặp tinh trùng thì có thể thụ tinh, còn nếu trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì sẽ bị đào thải ra ngoài gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Mỗi người phụ nữ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, thông thường chu kỳ kinh nguyệt là từ 28-32 ngày, tuy nhiên cũng có những người có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn, vì vậy thời điểm rụng trứng của mỗi người cũng không giống nhau. Không chỉ phụ thuộc vào cơ thể từng người mà rụng trứng còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hay sự thay đổi các thói quen hằng ngày.

RT.jpg 

Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng, cùng tham khảo một và dấu hiệu dưới đây:

- Thay đổi dịch âm đạo: Sau kỳ kinh nguyệt, âm đạo phụ nữ trở nên khô ráo sau đó lại trở nên ẩm ướt, thời điểm rụng trứng âm đạo ẩm ướt nhiều hơn so với ngày thường, âm đạo tiết dịch trắng đặc như lòng trắng trứng và dai, dính vào nhau. Khi rụng trứng là thời điểm dịch đặc nhất rồi sau đó loãng dần và âm đạo trở lại khô ráo.

-Nhiệt độ cơ thể thay đổi : Thời điểm rụng trứng nhiệt độ cơ thể cao hơn so với nhiệt độ cơ thể lúc bình thường khoảng 0,3-0,5 độ

-Ngực căng tức, nhạy cảm: Khi rụng trứng, nội tiết tố bên trong cơ thể gia tăng khiến ngực trở nên căng tức, nhạy cảm hơ

-Đau bụng dưới: Nhiều người có dấu hiệu đau bụng dưới vào những ngày rụng trứng, cơn đau thường xảy ra ở bên phải hoặc bên trái của bụng dưới, tùy trứng rụng ở buồng trứng bên nào. Cơn đau có thể chỉ là đau nhói hoặc kéo dài trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra, vào thời điểm rụng trứng cơ thể phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone progesterone làm ham muốn tình dục tăng cao. Nhiều phụ nữ thấy xuất hiện những đốm máu nhỏ màu nâu, kèm với dịch nhầy âm đạo.

Để biết về thời điểm rụng trứng ngoài các dấu hiệu trên đây các mẹ có thể sử dụng các loại que thử rụng trứng tuy nhiên độ chính xác của que thử rụng trứng không phải là 100%, có rất nhiều trường hợp que thử rụng trứng mà cho kết quả sai.

Xác định đúng thời điểm trứng rụng giúp nâng cao khả năng thụ thai, chúc các mẹ thành công!

Xử Lý Thế Nào Với Bé Hay Bị Nôn Trớ?

Nôn trớ là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ thường bị nôn trớ khi ăn quá nhiều hoặc trẻ hoạt động quá mạnh sau khi ăn, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bé hay bị nôn trớ là do nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân bé hay bị nôn trớ

Đối với những trẻ nôn trớ thông thường là do bố mẹ ép con ăn quá nhiều, bú quá no hoặc nằm sấp sau khi ăn no. Vì dạ dày của trẻ rất nhỏ không thể chứa được quá nhiều thức ăn, trong khi cha mẹ quá kỳ vọng vào việc con ăn nhiều để mau lớn mà không để ý tới việc giới hạn ăn uống của con khiến cơ thể con không thể nạp thêm thức ăn mà ngược lại còn làm con nôn hết thức ăn ra ngoài. Trường hợp này việc nôn trớ không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé tuy nhiên việc nôn trớ do ép con ăn sẽ khiến bé luôn thấy căng thẳng khi tới bữa ăn, lâu dần làm bé chán ăn và có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé

Nếu như trẻ nôn nhiều và có nhiều biểu hiện khác thường như sốt, co giật, đau bụng... cần đưa bé đi khám vì đây thường là biểu hiện của bệnh lý, nôn chớ thường liên quan tới những bệnh về tiêu hóa, hô  hấp...


Cách xử lý khi bé bị nôn trớ

Khi bé nôn trớ bố mẹ cần bình tĩnh để xử lý nôn trớ. Bé nôn trớ khi đang ăn bố mẹ cần dừng việc cho bé ăn lại, đối với trẻ nôn trớ bình thường liên quan tới ăn uống bố mẹ cần điều chỉnh lại cách ăn cho phù hợp với cơ thể của con. Không nên ép con ăn quá nhiều mà nên để con ăn theo nhu cầu của cơ thể, nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Đối với những trẻ sơ sinh đang bú mẹ không nên cho con bú rồi đặt con nằm luôn.

Khi bé nôn trớ liên tục bố mẹ cần cho con uống nhiêu nước hoặc oresol để bù lại lượng nước đã mất khi con nôn, không nên ép con ăn vì khi này cơ thể con còn mệt nếu ép con ăn con càng quấy khóc và càng nôn trớ nhiều hơn, sau đó theo dõi nếu con tiếp tiếp tục nôn hoặc có biểu hiệu khác thường của cơ thể các mẹ cần đưa con đến cơ sở gần nhất để chữa trị kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể thay thế cho ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp bạn cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ của bạn để có lời khuyên phù hợp nhất.