Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Các thực phẩm không tốt với trẻ dưới 1 tuổi

Phô mai
Có một số loại thực phẩm rất nguy hiểm với trẻ dưới 1 tuổi mà các bà mẹ nên biết.Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn mà các mẹ cần nắm rõ trong lòng bàn tay.
1. Muối
Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Đối với những bé bú mẹ thì không cần thiết phải thêm muối vào thức ăn vì trong sữa mẹ đã có đủ lượng muối cần thiết cho bé. Trong các thực phẩm tự nhiên như thịt cá, hoa quả, ngũ cốc, trứng… cũng đã có đủ lượng muối cần thiết của cơ thể bé.
Việc cho muối vào thức ăn của trẻ trong thời điểm này có thể gây ảnh hưởng đến thận cũng như sự phát triển não bộ của trẻ. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.
2. Đường
Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem. Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính
3. Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh
4. Dâu tây
Dâu tây cũng là một trong các thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn. Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của mỗi gia đình, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì đây lại không phải là một sự lựa chọn thông minh. Dâu tây không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi rôm sảy.

5. Trứng sống
Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tách lòng trắng ra để riêng và chỉ cho bé yêu sử dụng lòng đỏ vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.

6. Trái cây ép
Trong nước ép trái cây chứa nhiều đường và nhưng một khi cho con sử dụng dưới dạng nước ép thì một số chất dinh dưỡng đã bị mất so với việc dùng trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 28.35g/ngày. Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 113.4g/ngày. Khi cho con dùng nước hoa quả, các mẹ cần nhớ nước hoa quả này được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa.
7. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
8. Thực phẩm nhiều chất xơ
Trẻ nhỏ thường phát triển rất nhanh do đó cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng. Các loại đồ ăn giàu chất xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm quá nhiều chất xơ như bánh mỳ thì cần phải loại ra khỏi thực đơn của bé. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
9. Một số loại cá
Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ như cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá ngừ. Có một số người cũng bị dị ứng với cá vì thế hãy xem trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.
10. Pate gan động vật
Pate dan động vật cũng thuộc danh sách các thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn. Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, vì trong pate gan có chứa nhiều vi khuẩn Listeria dễ khiến bé bị ngộ độc đồng thời hàm lượng vitamin A quá cao cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
11. Sữa bò
Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò, nhưng mej không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Vì sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa được thực phẩm này gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…Bên cạnh đó, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
Sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng
12. Một số loại phômai
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
13. Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Bà bầu và những bệnh dễ mắc phải

Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều. Hơn nữa, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến phụ nữ mang thai là đối tượng để virut và vi khuẩn tấn công. Dưới đây là một số bệnh màbà bầudễ mắc phải trong mùa đông.

Hen phế quản


Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp (THA), nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.

Viêm mũi dị ứng

Với người có cơ địa dị ứng, khimang thailại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn.Viêm mũi dị ứngảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.

Để phòng bệnh, trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên là gì để phòng tránh. Cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...

[​IMG]
Bà bầu bị cúm cần được thăm khám cụ thể.

Bệnh cúm


Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.

Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm chobà bầuvà sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.

Để bà bầu ngủ ngon giấc cần chú ý tư thế ngủ. Có thể kê một chiếc gối cao để gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có ga hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.

Bệnh về da

Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như: nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.

Khi mang bầu, do da bị kéo giãn quá mức, độ đàn hồi trên da không đáp ứng được, các sợi chun giãn dưới da bị đứt dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông. Đám rạn da có thể tạo thành một vùng rộng và gây ngứa, lúc này càng gãi thì đường rạn càng lộ rõ hơn.

Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu (kem chống rạn da). Đồng thời cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.

Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.

Bệnh trĩ và táo bón

Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai và sử dụng nhiều chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở bà bầu.

Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn... Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém...

Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.

Để phòng hai chứng bệnh này, khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

BS.Hà Thanh

Nguồn : Sức khỏe đời sống
 

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Sai lầm của bố mẹ khiến con ngày càng còi cọc

Nhiều bà mẹ sợ ngực lệch nên khi cho con bú thường đổi bên liên tục, đây là sai lầm tại hại khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vô nghĩa.

Tại Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng tiếp nhận trên 20 trường hợp trẻ em đến khám suy dinh dưỡng, nhẹ cân, lười ăn.

Bé Hải Anh (Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) được 18 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 7 kg, thể trạng còi cọc, xanh xao. Sau khi thăm khám và hỏi mẹ cháu bé, tiến sĩ Hưng phát hiện rất nhiều sai lầm của người lớn. Đặc biệt, những sai lầm này rất phổ biến với hầu hết các mẹ.

Cho con bú sữa loãng

Theo tiến sĩ Hưng, suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ trong độ tuổi bú mẹ. Trong đó, nguyên nhân đáng chú ý là do các mẹ không biết cách cho con bú.

"Các mẹ thường sợ ngực bị lệch nên thường xuyên thay đổi giữa hai bên, từ đó, trẻ không có cơ hội được bú nguồn sữa đặc cuối mỗi bầu, đây mới là nguồn cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng nhất trong sữa mẹ bởi sữa đầu rất loãng.

Các mẹ cần lưu ý cho con bú cạn hết một bên sữa rồi mới đổi bên để tận dụng nguồn sữa quý này đồng thời khi càng bú cạn, sữa mẹ càng được kích thích để tiết ra nhiều hơn”, tiến sĩ Hưng cho hay.

Ngoài ra, nhiều mẹ hay nằm cho con bú song tư thế này không tiết ra nhiều sữa, khiến bé bị đói mà mẹ không hay.

Không cho dầu ăn + mỡ vào cháo của bé

Khi nấu cháo cho con, các mẹ hay chú ý đến lượng đạm mà quên mất các thành phần khác, nhất là lượng dầu mỡ. Trong khi đó, chất béo là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

[​IMG]
“Nhiều người sợ cho dầu, mỡ khiến trẻ bị đau bụng hoặc béo phì, song, chỉ những người lớn mới đáng lo về các vấn đề rối loạn mỡ máu, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên rất cần những thành phần này. Khi nấu cháo cho con ăn, các bà mẹ nên cho thêm 1-2 thìa dầu/ mỡ, có thể cho cùng lúc cả dầu thực vật và mỡ động vật hoặc ăn cách bữa”, tiến sĩ Hưng cho biết.

Theo vị chuyên gia, nhu cầu chất béo của trẻ thường 40-50% khẩu phần, thậm chí lên đến 60%.

Để con không bị suy dinh dưỡng
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, ngay khi cha mẹ thấy trẻ dừng tăng cân, nên đưa con đến khám sớm để có kế hoạch can thiệp chống suy dinh dưỡng.

Để trẻ phát triển tốt nhất, phụ huynh nên cho bé ăn uống đầy đủ theo nhu cầu của lứa tuổi, không lơ là nhưng cũng không được nhồi nhét quá mức. Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể lực cho các bé như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi…

Đặc biệt, để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của bé, cha mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày, khoảng 30 phút/ngày.

Mùa hè nên tắm nắng vào khoảng 7-8h sáng, mùa đông từ 15-17h. Có thể cho bé uống bổ sung vitamin D vào những mùa ít nắng.

Không tự nấu ăn cho con

Vì con biếng ăn nên nhiều mẹ trở nên lười trong việc nấu nướng. Họ chọn cách mua cháo dinh dưỡng hoặc các thực phẩm chế biến sẵn cho con ăn. Thực tế, đây là một sai lầm khiến trẻ ngày càng biếng ăn hơn.

Theo tiến sĩ Hưng, để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng, gồm tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…) - cung cấp phần lớn năng lượng, hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần; đạm (thịt, cá, tôm, cua…) - rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ; chất béo (dầu ăn) - rất cần cho sự phát triển của bộ não, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm bột mềm, dễ nuốt; vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây,…) – cung cấp các vitamin thiết yếu.

Với một bát cháo dinh dưỡng chỉ khoảng 10.000 đồng, tiến sĩ Hưng cho rằng khó có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nếu các mẹ cho trẻ ăn triền miên như vậy tất yếu sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày. Theo tiến sĩ Hưng, thói quen này rất tai hại vì vừa khiến trẻ đối mặt với nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vừa khiến con nhàm chán, càng trở nên biếng ăn hơn. Đây là lý do tại sao có những trẻ ăn đủ bữa mà không tăng cân hay trẻ béo phì mà cơ thể lại thiếu vitamin hay thậm chí còi xương, suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, mỗi ngày, trẻ nên có 2-3 bữa cháo/bột với các loại thực phẩm khác nhau, không nên lặp lại trong một ngày. Để nhanh hơn, các mẹ có thể nấu một nồi cháo trắng và mỗi lần cho trẻ ăn, hãy mang một phần cháo đó nấu cùng với các loại rau và thịt khác nhau để trẻ không thấy chán. Hơn nữa, các chất vitamin trong cháo không bị mất đi do quá trình để lâu.

“Khôn ăn nước, dại ăn… cái”

Theo chuyên gia dinh dưỡng, chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ cũng chỉ hòa tan vào nước một lượng rất ít. Do đó, nếu trẻ chỉ ăn nước hầm mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm và các vitamin dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đồng thời, các con sẽ bị táo bón do thiếu chất xơ. Vì vậy, các mẹ nên nghiền, xay hoặc băm nhỏ tất cả các thực phẩm để đảm bảo đầy đủ chất.

Ngoài ra, việc trộn cháo, bột hoặc cơm với nước hầm tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt nhưng lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn.

Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà

- Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Trường hợp mẹ không đủ sữa, phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nên có chỉ định của bác sĩ.

- Trẻ từ 6-12 tháng: Cho ăn nước cháo xay trộn sữa. Trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa, có thể dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn, mỗi ngày uống 500 ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3-4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10 g giá đậu xanh/10 g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

- Trẻ 13 -24 tháng:

6h: 150 – 200 ml sữa cao năng lượng

9h: Cháo thịt, gồm: gạo tẻ 30 g (1 nắm tay), thịt nạc 50 g (hoặc cá, tôm, cua 50g, 1 quả trứng gà) dầu 10 ml (2 thìa cà phê), rau xanh 20 g (2 thìa cà phê)

12h: Sữa: 200 ml

14h: Chuối tiêu một quả hoặc đu đủ một miếng

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

- Trẻ 25-36 tháng:

7h: Sữa cao năng lượng: 20 ml

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm...) + canh rau.

Cơm 2 lưng bát (70 g gạo), thịt 50 g (hoặc trứng 1 quả), rau 100 g, dầu (mỡ) 5 g

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200 ml

Gạo tẻ 30 g (1 nắm tay), thịt nạc 50 g (hoặc cá, tôm, cua 50 g, trứng gà 1 quả), dầu 10 ml (2 thìa cà phê), rau xanh 20 g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm...) + canh rau

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng 200 ml, hoặc súp khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ)

Súp khoai tây gồm có khoai tây 100 g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn) 50 g, bắp cải 50 g, dầu (mỡ) 1 thìa cà phê.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

(Theo Zing)/Vietnamnet

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Thực phẩm phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ

Trẻ em thường dễ bị mắc các bệnh như dị ứng, nhiễm khuẩn và các rắc rối có liên quan đến tình trạng khó tiêu. Độ ẩm trong không khí cao khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, việc chọn lựa những thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn sẽ giúp bảo vệ hệ thống tiêu

Sau đây là những thực phẩm cần thiết cho khả năng chống đỡ tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.

1. Nước

Đối với trẻ em, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng nên cho trẻ mang theo bình nước riêng khi đi học hoặc đi chơi ở ngoài trời vì bí quyết để đối phó với tình trạng không khí ẩm ướt trong mùa mưa chính là bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần.

[​IMG]

2. Thức ăn hấp chín


Những thực phẩm lành mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ chính là những thứ đã được hấp hoặc nướng trên vỉ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn rán nhiều dầu, mỡ vì có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, khiến con bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

[​IMG]

3. Các chất chống ô-xy hóa


Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải tập trung nhiều vào những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa. Điều này góp phần cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch và bảo vệ trẻ tránh xa nhiều loại bệnh khác nhau. Nhóm thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa dành cho trẻ gồm có bí đỏ, bầu, các loại quả mọng…

[​IMG]

4. Nước ép tự làm tại nhà


Thay vì chọn mua những loại nước ép đóng hộp (vốn chứa nhiều đường và chất bảo quản) hoặc nước ép tại những hàng quán ở ngoài đường (không đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh), bạn nên tự làm các loại nước ép cho con mình mỗi ngày. Loại đồ uống này giàu các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động miễn dịch của cơ thể, giúp phòng tránhcác căn bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường nước.

[​IMG]

5. Trái cây


Trái cây nằm trong nhóm những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển về thể chất của trẻ. Bạn nên tăng cường thêm trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và tập cho chúng ăn những loại trái cây giàu dinh dưỡng, dễ nhai và nuốt như chuối, đu đủ, xoài, bơ, táo, lê…

[​IMG]
6. Rau xanh

Cũng giống như trái cây, rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ em, góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Tuy nhiên, bạn cần phải rửa rau thật sạch trước khi chế biến món ăn cho trẻ nhằm hạn chế lượng tồn dư của thuốc trừ sâu bám trên rau, vốn có thể gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ.

[​IMG]
7. Thức ăn nấu chín

Không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiêu thụ những thức ăn sống hoặc chín tái, đặc biệt là những món có thịt hay trứng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn thì vẫn có khả năng lây nhiễm vi khuẩn từ thức ăn vào cơ thể của trẻ. Do đó, khi chế biến các món ăn cho con mình, bạn nên để cho món ăn chín hoàn toàn mới tắt bếp.

[​IMG]

8. Các sản phẩm từ thịt


Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ những loại thức ăn có chứa thịt, bạn cần nấu chín kỹ. Tránh cho trẻ ăn trứng hoặc hải sản chưa chín hoàn toàn nhằm ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tiêu hóa.

[​IMG]

9. Thực phẩm giàu vitamin C


Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hoạt động phòng ngự của hệ miễn dịch trước sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ cần được ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như nhóm trái cây có họ cam, quít, ki-wi,… để giữ gìn sức khỏe và cải thiện hoạt động miễn dịch.

[​IMG]
10. Thuốc bổ

Nếu muốn cho trẻ dùng thuốc bổ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để loại thuốc phù hợp với thể trạng và sức khỏe của con mình cũng như cách sử dụng và liều lượng thích hợp. Thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ có thể sức đề kháng để phòng tránh bệnh lây nhiễm hiệu quả hơn.

Ngoài những thực phẩm nên dùng nêu trên, bạn cần chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn chứa quá nhiều dầu, mỡ (chiên, xào ), hay có nhiều đường, màu sắc sặc sỡ và tuyệt đối tránh xa những món ăn bán ở ngoài hàng quán, lề đường.


[​IMG]

NGuồn : Sức khỏe gia đình