Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Bà Bầu Nên Ăn Gì Vào Cuối Thai Kỳ Để Dễ Sinh Con?

Việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn cuối thai kỳ hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó chịu, thúc đẩy sự phát triển của bé mà còn giúp cơ thể mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn.

Dưới đây là 6 thực phẩm mẹ nên bổ sung vào những tuần cuối của thai kỳ:

Bí đao

[​IMG]
Nhiều bà bầu bị chứng ợ nóng ở cuối thai kỳ. Điều này xảy ra bởi khi mang thai, các hormone thai kỳ sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày, khi đó các van không đóng mở đúng cách và axit trong dạ dày có thể tràn ra ngoài khiến mẹ bầu hay bị ợ nóng hơn. Chứng ợ nóng có thể xảy ra với mẹ bất cứ lúc nào từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi nhưng ở giai đoạn cuối thai kỳ nó phổ biến hơn và trầm trọng hơn. Hơn nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ cũng lớn hơn, đặt áp lực nhiều hơn lên dạ dày khiến tình trạng bệnh thêm nặng.

Các mẹ có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách tránh dùng các loại thực phẩm chiên nhiều dầu, mỡ và nhiều gia vị, bởi chúng sẽ làm cho chứng ợ nóng của mẹ trầm trọng và khó chịu hơn. Mẹ nên dùng các thực phẩm giàu chất xơ như các loại bí chẳng hạn. Bí ngô hay bí đao đều là lựa chọn tốt cho các mẹ mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Cá hồi

Vào những tuần cuối thai kỳ, bé vẫn cần hấp thụ DHA (một loại axit béo omega-3) từ chế độ ăn uống của mẹ, giúp bé phát triển não bộ của mình. Và cá hồi là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời cho mẹ. Trong 100 gram cá hồi sẽ cho tới 1,46 gram DHA. Mẹ chú ý, cần lựa chọn cá hồi có nguồn gốc rõ ràng từ những siêu thị/nguồn cung uy tín để tránh việc cá hồi nhiễm các chất độc hại, ô nhiễm từ môi trường sống.

Sữa chua có bổ sung Vitamin D

Sữa chua cóbổ sung vitamin Dcũng là lựa chọn tốt cho các mẹ trong những tuần cuối của thai kỳ. Các loại sữa chua có chứa canxi và vitamin D giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, lượng canxi bé cần để xây dựng hệ xương cho cơ thể sẽ tăng lên đáng kể. Trung bình trong một hộp sữa chua 100g có chứa khoảng 110mg canxi. Bên cạnh đóng vai trò cung cấp canxi cho cơ thể, sữa chua còn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Vitamin D trong sữa chua cũng giúp canxi được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi có trong sữa chua, mẹ nên ăn sữa chua trước khi đi ngủ.

Quả xoài

[​IMG]

Bên cạnh những thực phẩm trên, vào các tuần cuối thai kỳ, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường độ đàn hồi cho da của mẹ trong khi sinh. Xoài chính là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho các mẹ. Ngoài ra, vitamin C cũng chứa nhiều trong cam, đu đủ, bưởi và dâu tây.

Quả óc chó

Trong quả óc chó chứa nhiều phốt pho, sẽ giúp bé xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Phốt pho là thành phần cấu thành nên DNA và RNA là chất quan trọng trong thông tin di truyền, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng bên trong cơ thể, trao đổi axit amin và hình thành protein và lipit phốt pho.

[​IMG]

Khi được sinh ra, cơ thể bé sẽ chứa khoảng 20 gam phốt pho, hầu hết trong số đó được tích luỹ trong tám tuần cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ cần các thực phẩm giúp cung cấp đủ phốt pho cho bé. Phốt pho cũng là chất cần thiết cho quá trình đông máu và co thắt các cơ, vì vậy nó rất quan trọng cho cơ thể của mẹ trong quá trình vượt cạn.

Dưa hấu

Thực phẩm này sẽ cung cấp cho mẹ choline, một chất dinh dưỡng quan trọng được chuyển từ mẹ sang bé, giúp các tế bào não của bé phát triển bình thường.

[​IMG]

Trong dưa hấu có chứa đến 92% là nước, giúp mẹ bổ sung thêm đủ lượng nước cần thiết - 3 lít nước mỗi ngày trong thời gian mang thai. Thêm vào đó, dưa hấu cũng chứa đầy đủ các chất điện giải quan trọng nên có thể giúp cơ thể mẹ ngăn chặn tình trạng mất nước một cách hiệu quả.
Hàm lượng nước và chất xơ cao của dưa hấu cũng có khả năng ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Đặc biệt, chất choline trong dưa hấu cũng giúp mẹ an thần, ngủ ngon, thư giãn cơ bắp và tăng cường trí nhớ; giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ trong việc dẫn truyền các xung thần kinh, hấp thụ chất béo và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính.
* Bài viết có tham khảo cuốn sách What to Eat When You’re Pregnant (tạm dịch“Bạn nên ăn những gì khi mang thai?) của bác sĩ Nicole Avena biên soạn.

Nguồn : Afamily
 

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

6 loại thực phẩm nên tập cho trẻ ăn từ nhỏ

sữa chua
Bơ đậu phộng chứa nhiều vitamin E, A, axit folic, đồng và kẽm, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ sẽ rất có lợi cho sự phát triển thể chất của chúng trong tương lai. Trẻ em thường thích ăn vặt, nhưng quan trọng là phải ăn những loại thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều dinh dưỡng và chất khoáng cần thiết.
1. Sữa chua
Một hộp sữa chua rất giàu canxi. Nhiều trẻ không thích uống sữa, vì vậy sữa chua là sự thay thế thích hợp, đáp ứng yêu cầu canxi cho sự phát triển xương của trẻ. Bên cạnh đó, sữa chua chứa nhiều vi khuẩn tốt có lợi cho quá trình tiêu hóa. Do đó hãy thêm sữa chua vào chế độ ăn của bé.
Các loại thực phẩm nên tập cho trẻ ăn từ nhỏ
2. Rau xanh
Rau xanh chứa tất cả dưỡng chất và vitamin quan trọng cho quá trình tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, việc thêm rau xanh vào chế độ ăn của bé là rất quan trọng.
Nếu trẻ không thích mùi vị của rau xanh, bạn có thể chế biến kết hợp với những đồ ăn khác. Chẳng hạn, dùng rau bina hoặc súp lơ xanh kẹp vào bánh mì. Thêm rau bina hoặc súp lơ xanh vào pho mát và sandwich.
3. Bơ đậu phộng
Theo nghiên cứu gần đây, bơ đậu phộng rất tốt cho trẻ vì chứa nhiều vitamin E, A, axit folic, đồng và kẽm. Tất cả loại vitamin và khoáng chất này nên có trong chế độ ăn của trẻ. Bơ đậu phộng được đánh giá là bữa sáng lý tưởng cho bé.
4. Ngũ cốc multigrain
Nhiều phụ nữ tin rằng ngũ cốc chứa quá nhiều đường, không tốt cho trẻ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều ý kiến cho rằng ngũ cốc multigrain rất tốt cho sự phát triển của bé, bên cạnh nhiều lựa chọn như lúa mì muesli, yến mạch. Ngũ cốc cung cấp tất cả dinh dưỡng quan trọng và cần thiết giúp bé tăng trưởng tốt.
5. Trái cây
Nên thêm các loại trái cây giàu vitamin C và sắt như táo, cam vào khẩu phần ăn của trẻ. Vitamin C và sắt rất cần cho sự phát triển thể chất của bé.

6. Trứng
Trứng chứa nhiều canxi và protein. Cơ thể trẻ ở độ tuổi phát triển cần có nhiều protein, vì vậy nên tập cho trẻ ăn trứng. Có thể chế biến thành các món khác nhau như chiên, luộc, xào. Ngoài ra trứng chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Cần lưu ý: Tuy trứng rất tốt nhưng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:
– Từ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn mỗi bữa 1/2 lòng đỏ trứng gà, ăn 2-3 lần trong một tuần.
– Từ 8-12 tháng tuổi: Ăn mỗi bữa một lòng đỏ, ăn 3-4 bữa trong một tuần.
– Từ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng trong một tuần, ăn cả lòng trắng.
– Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Nếu bé thích trứng có thể cho ăn mỗi ngày một quả.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

9 bí mật để bé không bị ốm trong mùa đông

1. Ra ngoài
Đừng luôn cho bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng thi thoảng, bạn và bé cùng được ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.
2. Tắm nắng mùa lạnh
Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.
3. Mặc cho bé thoải mái và dễ chịu
Trừ khi phải ra ngoài lúc gió lạnh, còn khi ở nhà, bạn nên chọn cho bé những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Đừng quên mũ, khăn và găng tay cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Bạn có thể cảm thấy ấm hơn bé nhà bạn nếu bạn phải bế con hoặc đẩy xe cho bé.
4. Giữ bé khô ráo
Thời tiết mùa đông thường kéo theo mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.
5. Giữ tay sạch sẽ
Bé cần được rửa tay thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Bởi vì bàn tay là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.
6. Ăn uống tốt
Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin hơn. Hãy nhớ cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn béo. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, carrot… vì chúng có nhiều vitamin bé cần.
7. Uống đủ nước
Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.
8. Ngủ ngon và thư giãn
Hệ miễn dịch của bé cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất. Mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn với bệnh nhiễm trùng. Cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, cũng nên cho bé có những hình thức thư giãn mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) như đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…
9. Đối phó với cảm
Nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước (đặc biệt là nước quả nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để hồi phục sớm.
Nguồn: Afamily

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Công thức giúp bố mẹ tự đánh giá sự phát triển của bé

Bằng việc so sánh chỉ số chiều cao, cân nặng ứng với từng tháng tuổi, bố mẹ có thể biết bé  đã đúng chuẩn chưa hay bị suy dinh dưỡng.

[​IMG]
Dr Babee

Nguồn : Sức khỏe đời sống

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

10 lỗi cha mẹ thường mắc khi cho con ăn uống

Bữa cơm gia đình
Mặc dù trẻ đã biết cách chọn và bỏ mọi thứ vào miệng từ lúc 8 tháng tuổi, nhiều cha mẹ vẫn cố bón cho con ăn đến tận vài tuổi.
Nói đến việc cải thiện thói quen ăn uống ở trẻ em, nhiều bậc cha mẹ thường lờ đi. Nhiều người không hiểu rằng khi giáo dục sức khỏe và dinh dưỡng không đúng cách sẽ khiến con bạn không thể ăn uống lành mạnh. Các con sẽ ít quan tâm đến các thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn. Mặt khác nếu giáo dục được đưa ra phù hợp với sự phát triển đúng đắn của con, nó có thể tạo ra tác dụng tích cực. Dưới đây là 10 sai lầm hay gặp khi chăm con ăn uống.
1. Tiếp tục bón cho trẻ ăn cho đến khi lớn
Mặc dù trẻ đã biết cách chọn và bỏ mọi thứ vào miệng từ lúc 8 tháng tuổi, nhiều cha mẹ vẫn cố bón cho trẻ ăn trong khoảng thời gian lâu hơn nữa. Để trẻ tự ăn giúp trẻ biết lựa chọn thực phẩm và cách ăn hợp lý. Nếu con bạn được tập tự ăn từ lúc mới biết đi, chúng có thể tự ăn ngoan trước 2 tuổi.
2. Không cho trẻ ăn cùng bữa với gia đình
Trẻ em thường được ăn riêng. Hãy nhớ rằng, trẻ em học được cách ăn rất nhanh bằng cách quan sát những người khác. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn cùng với cả nhà nếu bạn muốn trẻ sớm biết tự ăn ngay từ khi con nhỏ. Thông thường, một đứa trẻ có thể ăn thức ăn của cả gia đình khi đầy một tuổi. Hãy nấu những thực phẩm không quá nhiều dầu và gia vị. Ngoài ra, hãy chú ý đến trẻ để đề phòng sặc, ngạt thở.
3. Cho trẻ uống chất lỏng giữa các bữa ăn
Vì trẻ em có dạ dày nhỏ nên chúng sẽ no nếu được uống sữa và nước trái cây thường xuyên trong ngày. Hãy thử cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày và hạn chế cho trẻ uống quá 2 chén sữa hoặc 2-3 ly nước trái cây.
4. Bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra
Bạn không nên bắt trẻ ăn hết tất cả thức ăn bạn mang ra. Hãy để trẻ ăn với lượng thức ăn con muốn. Nếu cố ép con ăn, nó có thể nôn ra sau đó.
5. Cấm hoàn toàn các loại thực phẩm không lành mạnh
Mặc dù thực phẩm như khoai tây chiên, khoai lang chiên, bánh kẹo… thuộc các thể loại thực phẩm không lành mạnh bạn phải tránh cho con ăn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng trẻ có thể được ăn các loại thực phẩm này. Bạn chỉ cần không cho con ăn thường xuyên và không tạo thành thói quen là được.
6. Để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp
Nếu bạn để quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp, con trẻ sẽ ăn vặt suốt ngày và không thể điều chỉnh sự thèm ăn. Hãy tách thành các bữa ăn và cho trẻ ăn nhẹ đúng quy định.
7. Từ bỏ quá sớm
Thông thường cha mẹ thường dễ dàng từ bỏ và thường xuyên quyết định thay con cái. Thay vào đó bạn nên giúp con hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong cuộc sống và thuyết phục con ăn uống lành bằng cách làm gương tốt cho con.
8. Cho trẻ quyết định thói quen ăn uống
Khi trẻ bắt đầu quyết định thói quen ăn uống của mình, trẻ sẽ rất dễ ăn ít hay nhiều hơn mức yêu cầu hoặc kết thúc là ăn toàn những thực phẩm không lành mạnh. Hãy trò chuyện với con về vấn đề này và giúp con đề ra những cách ăn uống phù hợp.
9. Không làm gương cho con cái
Hầu hết các bậc cha mẹ quá tập trung vào việc chăm sóc con cái và quên chú ý đến thói quen ăn uống của mình. Hãy làm gương cho con cái và các con sẽ học tập bạn bằng cách quan sát.
10. Không lập kế hoạch cho bữa ăn
Hầu hết các bậc cha mẹ thường quyết định ăn gì vào sát bữa ăn tối, dẫn đến bữa tối thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên lên kế hoạch bữa ăn trước đó và đưa ra nhiều phương án càng tốt, sau đó lựa chọn một phương án phù hợp với gia đình.